Quỹ đất của Hà Đô có thể tăng lên 450 ha trong 5 năm tới

Hà Đô tập trung quỹ đất phía Tây Hà Nội, phát triển mới thêm 200 ha đến 400 ha tại các tỉnh có tiềm năng trong năm 2022. MBS cho rằng, dù trong ngắn hạn mảng BĐS vẫn thiếu hụt dự án quy mô lớn nhưng năm 2025 được dự kiến là điểm rơi lợi nhuận đối với mảng BĐS với kỳ vọng từ dự án Minh Long (phân khu thấp tầng).

Cập nhật về CTCP Tập đoàn Hà Đô (mã chứng khoán: HDG), Chứng khoán MBS (MBS) cho rằng doanh thu mảng bất động sản (BĐS) của Hà Đô giai đoạn 2022 – 2023 sẽ đến chủ yếu từ việc bàn giao 102/122 căn từ dự án Charm Villas, tuy nhiên doanh thu trung bình căn 2023 sẽ thấp hơn do các dự án biệt thự có giá trị cao hầu như đã được bàn giao trong năm 2021 – 2022.

Hà Đô cho biết, công ty đang nghiên cứu đầu tư các dự án tại Hà Nội (huyện Thanh Oai), TP Hồ Chí Minh (quận Bình Chánh) và phát triển mới thêm 200 ha đến 400 ha tại các tỉnh có tiềm năng trong năm 2022. Những dự án này được kỳ vọng giúp tăng gấp 4 lần quỹ đất của Hà Đô, nâng tổng quỹ đất của công ty lên 450 ha trong vòng 5 năm tới.

Trước đó, công ty cũng thông báo đang đàm phán để mua lại quỹ đất rộng 125 ha tại khu vực phía Tây Hà Nội (Láng – Hòa Lạc, Hòa Bình, các quận mới nằm trong đường Vành đai 4) với chi phí dự tính là khoảng 1.000 tỷ đồng, tuy nhiên công ty vẫn chưa có thông báo chính thức về dự án này.

Với lợi thế quỹ đất rẻ do được tích lũy từ trước cùng với đà tăng giá của khu vực Hoài Đức trong thời gian qua, dự án này đem lại mức sinh lời lớn cho Hà Đô với biên lợi nhuận gộp trong 9 tháng đầu năm nay đạt 70%. Trong 9 tháng qua, Hà Đô đã bàn giao 68 căn tại Charm Villas với tổng doanh thu là 796 tỷ đồng.

Trong nửa cuối năm 2023, công ty có kế hoạch mở bán 2 dự án tại TP HCM là Green Lane (quận 8) và Hado Minh Long (TP Thủ Đức). Tuy nhiên, với những căn cuối cùng tại dự án Charm Villas sẽ được bàn giao trong năm 2024, MBS cho rằng doanh thu từ mảng BĐS sẽ suy giảm dần trong cơ cấu tổng doanh thu trong giai đoạn 2022 – 2024 trước khi trở lại vào 2025.

Dù trong ngắn hạn (giai đoạn 2022 – 2024) việc thiếu hụt dự án quy mô lớn sẽ có tác động không tích cực đối với đóng góp của mảng BĐS cho kết quả kinh doanh chung của công ty, MBS dự kiến trong 2022 – 2023 mảng BĐS vẫn chiếm khoảng 34 – 40% doanh thu hợp nhất. Bên cạnh đó, năm 2025 dự kiến sẽ là điểm rơi của mảng BĐS khi các dự án trọng điểm tiềm năng như Minh Long (phân khu thấp tầng) bắt đầu ghi nhận.

Ngoài ra, MBS nhận định, động lực phát triển trong trung dài hạn của Hà Đô chính là mảng Năng lượng, bởi đây là lĩnh vực kinh doanh ổn định, có biên lợi nhuân cao. Bên cạnh đó, công ty đang hưởng lợi từ đà tăng trưởng ổn định của nhu cầu điện của Việt Nam trong các năm tới.

Hà Đô đang chờ phê duyệt Quy hoạch Phát triển Điện lực Việt Nam (PDP) VIII để triển khai kế hoạch nâng công suất điện lên gấp đôi vào năm 2025. Công ty cũng tự tin rằng dự án điện gió lớn An Phong 300 MW của công ty sẽ được đưa vào PDP VIII.

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.