Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 02/2017/TT-BYT quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (KCB) không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) trong các cơ sở KCB của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí KCB trong một số trường hợp. Quy định mới có hiệu lực từ ngày 1/6 tới.
Theo đó, tông tư quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (KCB) không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm Y tế trong các cơ sở KCB của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí KCB trong một số trường hợp.
Mức giá hơn 1.900 dịch vụ y tế, bao gồm: Mức giá tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh kiểm tra sức khoẻ; dịch vụ ngày giường điều trị; dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm… được áp dụng tại cơ sở khám chữa bệnh nhà nước, người bệnh chưa tham gia BHYT, người bệnh có thẻ BHYT nhưng đi khám bệnh, chữa bệnh hoặc sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT.
>>> Tải Bảng giá tối đa các dịch vụ và chi phí cho các hạng bệnh viện
Đối tượng áp dụng của thông tư bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước; người bệnh chưa tham gia bảo hiểm y tế; người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế nhưng đi khám bệnh, chữa bệnh hoặc sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Thông tư này không áp dụng đối với các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau: Đơn vị góp vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết theo quy định của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và thực hiện giá dịch vụ theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích lũy; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động theo mô hình doanh nghiệp do đơn vị sự nghiệp công vay vốn để đầu tư, hợp tác đầu tư theo Nghị quyết của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Giá dịch vụ khám bệnh:
STT |
Các loại dịch vụ |
Giá tối đa (Đồng) |
1 |
Bệnh viện hạng đặc biệt |
39,000 |
2 |
Bệnh viện hạng I |
39,000 |
3 |
Bệnh viện hạng II |
35,000 |
4 |
Bệnh viện hạng III |
31,000 |
5 |
Bệnh viện hạng IV/ Phòng khám đa khoa khu vực |
29,000 |
6 |
Trạm y tế xã |
29,000 |
7 |
Hội chẩn để xác định ca bệnh khó (chuyên gia/ca) Chỉ áp dụng đối với trường hợp mời chuyên gia đơn vị khác đến hội chẩn tại cơ sở KCB. |
200,000 |
8 |
Khám cấp giấy chứng thương, giám định y khoa (chưa tính xét nghiệm, X-quang) |
120,000 |
9 |
Khám sức khỏe toàn diện lao động, lái xe, khám sức khỏe định kỳ (chưa tính xét nghiệm, X-quang) |
120,000 |
10 |
Khám sức khỏe toàn diện cho người đi xuất khẩu lao động (chưa tính xét nghiệm, X-quang) |
350,000 |
Giá dịch vụ ngày giường điều trị
Ngày giường điều trị nội khoa cũng được quy định mức giá theo khung tối đa theo từng hạng bệnh viện.
Theo đó, ngày điều trị Hồi sức tích cực có mức giá từ 568.000 – 677.000 theo hạng bệnh viện từ hạng 2 đến hạng đặc biệt.
Ngày giường bệnh hồi sức cấp cứu, chống độc từ 266.000 – 362.000 tùy hạng bệnh viện…
Các loại ngày giường khác đều được quy định chi tiết mức giá, từ giường loại 1, loại 2 ở các khoa, phòng, các hạng bệnh viện khác nhau.
Giá giường điều trị được tính cho 01 người/giường điều trị. Trường hợp phải nằm ghép 02 người/giường thì chỉ được thu tối đa 50%. Nằm ghép 3 người trở lên chỉ được thu tối đa 30% mức thu ngày giường điều trị.
- Giường bệnh tại các khoa thuộc Bệnh viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: + Truyền nhiễm, Hô hấp, Huyết học, Ung thư, Tim mạch, Tâm thần, Thần kinh, Nhi, Tiêu hoá, Thận học; Nội tiết; Dị ứng thuộc 215.300 đồng; + Cơ-Xương-Khớp, Da liễu, Dị ứng, Tai-Mũi-Họng, Mắt, Răng Hàm Mặt, Ngoại, Phụ -Sản không mổ; YHDT/ PHCN cho nhóm người bệnh tổn thương tủy sống, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não: 192.300 đồng; - Giường bệnh tại Phòng khám đa khoa khu vực: 108.000 đồng; - Giường lưu tại Trạm Y tế xã: 54.000 đồng. |
Giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm:
Giá của dịch vụ kỹ thuật bao gồm tiền thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế để thực hiện dịch vụ trừ một số trường hợp đặc biệt đã có ghi chú cụ thể. Bệnh viện không được thu thêm của người bệnh các chi phí đã kết cấu trong giá của các dịch vụ.
Một số thủ thuật, phẫu thuật cũng được điều chỉnh tăng giá khoảng 20- 30% so với mức giá hiện hành. Trong đó, có những dịch vụ có chi phí rất cao. Ví dụ với chụp PET/CT chi phí tối đa lên tới hơn 20 triệu đồng; chi phí PET/CT mô phỏng xạ trị gần 21 triệu đồng.
Các mức giá này là tương đương giữa nhóm có BHYT và không có BHYT. Theo Bộ Y tế việc điều chỉnh giá cho nhóm đối tượng này để tạo sự bình đẳng giữa người có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT trong chi trả chi phí cho bệnh viện, khuyến khích người chưa có thẻ BHYT tham gia BHYT.
Ví dụ như với dịch vụ PET/CT chi phí rất đắt đỏ, nếu người bệnh có BHYT sẽ được quỹ BHYT thanh toán một phần theo quy định, sẽ bớt đi gánh nặng chi phí điều trị cho người bệnh, chi phí thanh toán này có thể lên tới 80%.
Trường hợp có sử dụng thì thanh toán theo Thông tư 33/2014/TT-BYT quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn.
Lưu ý: Người bệnh tiếp tục được áp dụng mức giá theo quy định của cấp có thẩm quyền trước thời điểm thực hiện mức giá quy định tại Thông tư 02 này cho đến khi ra viện hoặc kết thúc đợt điều trị ngoại trú nếu:
Đang điều trị tại cơ sở KCB trước thời điểm thực hiện mức giá theo quy định tại Thông tư 02.
Ra viện hoặc kết thúc đợt điều trị ngoại trú sau thời điểm thực hiện mức giá quy định tại Thông tư 02.
Tiền công của người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng
Tiền công của người lao động được thanh toán trên cơ sở thỏa thuận giữa những người lao động làm việc theo hình thức cộng ... |
Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn hoặc xuanthuandong@gmail.com Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại: vietnammoi.vn Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng. |