Rừng xanh “rỉ máu”
Nhiều diện tích rừng bị đốn hạ để trồng bơ. Ảnh: Trang Anh |
Vào những ngày giữa tháng 7, dưới những cơn mưa rả rích suốt ngày đêm, chúng tôi tìm về cánh rừng thuộc thôn 13, xã Cư Yang, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.
Dọc quãng đường đi, chúng tôi không khỏi xót xa khi chứng kiến cảnh những cánh rừng bị tàn phá không thương tiếc.
Những quả đồi đáng ra phải được phủ một màu xanh của cây rừng, nhưng nay chỉ còn trơ trọi lại đất đá. Một số khu vực thì người dân sử dụng để trồng sắn, đậu…
Theo người dân nơi đây, tình trạng khai thác gỗ và vận chuyển gỗ rừng đã xảy ra nhiều năm nay, mặc dù lệnh đóng cửa rừng đã được ban hành và có hiệu lực một thời gian dài.
Nhiều cây gỗ bị “xẻ thịt” với bìa và mùn cưa còn mới. Ảnh: Trang Anh. |
Từ trung tâm xã Cư Yang, chúng tôi chạy xe máy hơn 3km để tìm về thôn 13. Đây là nơi tình trạng khai thác trái phép gỗ đang diễn ra nghiêm trọng.
Đến nơi, chúng tôi vô cùng bất ngờ khi đứng dưới chân rừng cũng có thể dễ dàng nghe được những tiếng cưa máy “vang trời”.
Đáng chú ý, cách đó không xa là Trạm Kiểm lâm địa bàn liên xã (Cư Yang, Cư Bông, Cư Prông) và phân trường Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ea Kar và UBND xã Cư Yang.
Chúng tối tiến gần hơn với khu rừng, leo lên những con dốc thẳng đứng, trơn trượt, lầy lội bởi mưa gió.
Dọc hai bên đường, không khó để bắt gặp những gốc, bìa gỗ cũ có, mới có nằm ngổn ngang. Càng tiến vào sâu bên trong, cảnh tượng hoang tàn, những thân gỗ to bằng hai người ôm bị đốn hạ một cách không thương tiếc hiện ra trước mắt chúng tôi.
Con đường mòn trong rừng với dốc thẳng đứng, trơn trượt không ngăn nổi “lâm tặc” vận chuyển gỗ ra khỏi rừng. Ảnh: Trang Anh. |
Đi thêm khoảng 2km, chúng tôi bắt gặp “tàn tích” của những lán trại được cho là của lâm tặc dựng lên để nghỉ ngơi trong thời gian “xẻ thịt” rừng.
Bên cạnh đó, có nhiều bìa gỗ bị bỏ lại. Hai cây có đường kính hơn 80cm được đốn hạ, nhưng lâm tặc chưa kịp xẻ để vận chuyển ra khỏi rừng.
Cách đó không xa là những thân gỗ dài gần 20m, to bằng hai người ôm, cành lá vẫn xanh tươi nhưng đã ngã rạp.
Kiểm lâm “bận” nên trạm “vườn không nhà trống”
Tiếp tục lần theo dấu vết lạ trên những con đường mòn, chúng tôi đi khoảng 5km, lội qua một con suối cắt ngang rừng thì bắt gặp một khoảng rừng trơ trụi, bên dưới đất là những thân gỗ với đường kính từ 50cm-1m, dài hơn 10m. Bên cạnh đó là những bìa gỗ nhỏ và vết mùn cưa mà lâm tặc để lại còn rất mới.
Nhiều cây to bằng hai người ôm bị đốn hạ. Ảnh: Trang Anh |
Sau khi leo hơn 10km đường rừng, băng qua những con đường mòn với nham nhở vết hằn của cộ trâu kéo, dấu bánh xe công nông… chúng tôi ước tính có hơn chục khối gỗ bị “lâm tặc” đốn hạ chỉ trong vài ngày gần đây.
Khoảng 15h chiều 14/7, chúng tôi tìm đến Trạm Kiểm lâm địa bàn liên xã (Cư Yang, Cư Bông và Cư Prông) để thông tin về vấn đề nói trên. Tuy nhiên, lúc này trụ sở Trạm Kiểm lâm đóng cửa, cài then.
Sau đó, chúng tôi đã liên lạc qua điện thoại cho ông Quách Trung Hiếu, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm địa bàn liên xã thì ông Hiếu cho hay: “Chiều nay do đơn vị (Hạt Kiểm lâm huyện Ea Kar) họp nên anh em về hết cơ quan”.
Trạm kiểm lâm địa bàn đóng cửa, cài then khi mới hơn 3h chiều. Ảnh: Trang Anh. |
Chúng tôi tiếp tục hỏi, tại sao vào sáng cùng ngày và cả ngày 13/7 đều không thấy lực lượng kiểm lâm địa bàn túc trực, lúc này ông Hiếu phân bua: “Sáng nay anh em đi công việc trên xã, còn hôm qua anh em đi ra ngoài huyện hiến máu”
Khi chúng tôi đề cập đến vấn đề nếu có lâm tặc phá rừng hoặc vận chuyển gỗ thì ai sẽ là người phát hiện, bắt giữ, lúc này ông Hiếu chỉ trả lời vỏn vẹn: “Tối anh em mới vào!"?
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.
Đóng cửa rừng, gỗ vẫn về xuôi
Một năm trước, ngày 20/6/2016 tại Đắk Lắk, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố: Chính phủ cho đóng tất cả các cửa rừng ... |
Đô thị 09:22 | 06/10/2019
Du lịch 06:28 | 05/10/2019
Du lịch 19:10 | 25/09/2019
Kinh doanh 09:23 | 23/09/2019
Đô thị 14:14 | 08/08/2019
Du lịch 07:18 | 27/06/2019
Tiêu dùng 16:26 | 31/05/2019
Giáo dục 10:35 | 21/05/2019