Sau khi bị đề nghị mức án 18 – 19 năm tù, ông Đinh La Thăng tự bào chữa thế nào?

Trong phần tự bào chữa, ông Thăng khẳng định, việc PVN đầu tư vào Oceanbank nhằm giải quyết hệ lụy từ việc đã chuẩn bị các bước để thành lập NH của ngành dầu khí.

Phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm vụ làm thất thoát 800 tỷ tiền vốn của PVN ở Oceanbank sáng nay bước sang phần tranh luận. Sau khi bị đại diện VKS đề nghị xử phạt mức án 18-19 năm tù, HĐXX đã dành thời gian cho bị cáo Đinh La Thăng tự bào chữa.

Trong phần tự bào chữa, ông Thăng khẳng định, việc PVN đầu tư vào Oceanbank nhằm giải quyết hệ lụy từ việc đã chuẩn bị các bước để thành lập NH của ngành dầu khí, nhưng sau đó lại không được phép thành lập.

sau khi bi de nghi muc an 18 19 nam tu ong dinh la thang tu bao chua the nao
Ông Đinh La Thăng tại phiên tòa - Ảnh: TTXVN

Nói về hành vi phạm tội bị đưa ra xét xử, nguyên Chủ tịch HĐTV PVN trình bày việc PVN đầu tư vào Oceanbank nhằm giải quyết hệ lụy là Ngân hàng Hồng Việt của ngành Dầu khí khi không được phép thành lập. Khi đó, PVN đã tìm nhiều đối tác nhưng chỉ Ngân hàng TMCP Đại Dương đồng ý các điều kiện PVN nêu ra về tiếp nhận nhân sự, phương tiện… của ban trù bị Ngân hàng Hồng Việt.

“Việc ký thỏa thuận này là chủ trương đã được HĐQT biết và thống nhất. Trong thời gian đó, bị cáo đã trao đổi với các thành viên HĐTV. Tại cuộc họp ngày 30/9/2008, bị cáo đã báo cáo HĐQT là đã thỏa thuận với Oceanbank và đã ký thỏa thuận với ngân hàng này. Đề nghị các thành viên HĐQT cho ý kiến thì thông qua thực hiện, không đồng ý thì thỏa thuận này không có giá trị. Bị cáo không úp mở, không che giấu việc này” – bị cáo Thăng nói.

Ông Thăng cho rằng, bản thân không có hành vi ‘che giấu hay né tránh’ như quy kết của VKS. Trong các quy định hiện hành, việc ký các thỏa thuận với tư cách Chủ tịch HĐTV thì không phải báo cáo, xin phép ai. Chỉ có Nghị quyết và quyết định của HĐQT thì mới phải có ý kiến của thành viên HĐQT.

“Việc đầu tư vào Oceanbank cần 2 điều kiện cần và đủ là: được sự đồng ý của Thủ tướng; phải có Nghị quyết của HĐQT. Việc đầu tư vốn của PVN vào Oceanbank đã đáp ứng đủ 2 điều kiện trên. Thực tế ở PVN không có nghị quyết nào không được 100% đồng ý cả, bởi vì chỉ cần 1 người không đồng ý thì bị cáo sẽ cho dừng lại. Việc đầu tư vào Oceanbank hoàn toàn đúng chủ trương, quy trình, thủ tục, quy định của pháp luật. Chỉ khi Thủ tướng đồng ý thì PVN mới thực hiện đầu tư. Đây là sự thật, bị cáo không hề né tránh” – bị cáo Thăng trình bày.

Đối với công văn của Bộ Tài chính về việc góp vốn, bị cáo Thăng cho rằng, đó là công văn trả lời Văn phòng Chính phủ chứ không phải là công văn trả lời PVN, không hướng dẫn PVN thực hiện đầu tư.

Về góp vốn lần 3 với giá trị 100 tỷ, ông Thăng nhắc lại khi đó ông đi công tác và uỷ quyền điều hành.

Sau khi vụ án được khởi tố, ông Thăng nói có nhận thấy việc góp vốn này chưa phù hợp quy định hiện hành của Luật Tín dụng 2010, tuy nhiên, thời điểm đó, các cơ quan có thẩm quyền đã xem xét phê duyệt bằng các văn bản của NHNN, Sở KH-ĐT, Ủy ban chứng khoán và không hề “thổi còi”, cảnh báo. Thậm chí trong các quyết định chấp thuận của các cơ quan Nhà nước đều ghi rõ cổ đông là Tập đoàn PVN góp vốn 800 tỷ đồng, bằng 20% vốn điều lệ. Chứng tỏ việc này đã được các cơ quan NN có thẩm quyền cho phép.

“Tập đoàn kinh tế đang trong giai đoạn đầu thí điểm ngoài thực hiện các văn bản PL theo quy định còn phải thực hiện các văn bản cá biệt của các cơ quan NN có thẩm quyền cũng như của Thủ tướng, việc này đã được các cơ quan NN đồng ý.

Vì vậy, việc góp vốn 100 tỷ lần 3, theo nhận thức của bị cáo, các cá nhân có liên không vi phạm vì đã được phép” - ông Thăng lập luận.

Cùng với đó, thời điểm ký Nghị quyết góp vốn lần 3 cũng là thời điểm nhạy cảm trong giai đoạn quá độ giữa luật cũ và luật mới, HĐQT PVN đã không cập nhật kịp thời luật mới chứ không phải cố ý làm trái. Ông Thăng đề nghị HĐXX và VKS xem xét điểm này. Đồng thời khẳng định ông không trực tiếp chỉ đạo việc ký Nghị quyết này cũng như không trực tiếp ký biểu quyết tham gia.

Liên quan đến việc thoái vốn, ông Thăng nhấn mạnh phải được sự đồng ý của Thủ tướng và các Bộ ngành liên quan cũng như cần có lộ trình.

Từ tháng 3/2011, ông đã có chỉ đạo giảm tỷ lệ sở hữu của PVN tại Oceanbank cho phủ hợp với quy định của pháp luật nhưng sau đó không được chấp thuận.

Tranh luận về thiệt hại của bị án, bị cáo Đinh La Thăng cho rằng quyết định mua Oceanbank với giá 0 đồng dẫn tới PVN bị mất 800 tỷ đồng là không thỏa đáng. “Tòa án đã yêu cầu Chính phủ xem xét việc mua 0 đồng. Chính phủ cũng có văn bản chấm dứt mua 0 đồng” – bị cáo Thăng viện dẫn, rồi lập luận Hà Văn Thắm có hơn 60% cổ phần không biết gì về việc mua 0 đồng, PVN nắm 20% cũng không biết.

Theo bị cáo, giả sử mua 0 đồng do kinh doanh thua lỗ thì NHNN phải hoàn tiền bù vào 14.000 tỷ nợ xấu, bù vào 4.000 tỷ vốn điều lệ của Oceanbank… nhưng quy định của pháp luật là NHNN không được dùng ngân sách để bù lỗ. Như vậy rõ ràng có vấn đề trong việc mua 0 đồng và chính việc mua này là nguyên nhân quan trọng nhất và việc Chính phủ không cho thoái vốn là nguyên nhân tiếp theo trong việc PVN và các cổ đông bị mất vốn.

Về trách nhiệm bảo toàn, phát triển vốn của PVN tại Oceanbank, bị cáo Đinh La Thăng phản biện: “Việc đầu tư này có hiệu quả, thu hồi được cổ tức 244 tỷ đồng. Tháng 8/2011, bị cáo chuyển công tác, sau đó Oceanbank vẫn chia cổ tức cho PVN… Bị cáo chỉ chịu trách nhiệm đến tháng 8/2011. Bị cáo chuyển đi, mọi quyền hạn, nghĩa vụ bị cáo không còn gì. Do đó có thể thấy, việc đầu tư vào Oceanbank là có hiệu quả”.

Đối với quan điểm luận tội tại phiên tòa cho rằng bị cáo chối bỏ trách nhiệm, không thành khẩn, nguyên Chủ tịch Oceanbank cũng bày tỏ sự không phục. “Bị cáo không chối bỏ trách nhiệm, nếu có vi phạm thì bị cáo hoàn toàn có trách nhiệm trong vai trò người đứng đầu nhưng mong tòa xem xét lại việc đầu tư của PVN vào Oceanbank là có hiệu quả. Việc mất vốn là do không được thoái vốn kịp thời”, ông Đinh La Thăng nói.

Ở cuối phần tự bào chữa của mình, nguyên Chủ tịch PVN đề nghị HĐXX xem xét sự việc trong bối cảnh lịch sử lúc đó tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới và kinh tế trong nước bị động.

“PVN đang thí điểm mô hình kinh tế mới, văn bản pháp luật chưa hoàn thiện… Cần xem xét việc đầu tư vào Oceanbank không phải chủ trương chiến lược của PVN mà là hệ lụy giải quyết Ngân hàng Hồng Việt”, ông Đinh La Thăng nói và cảm ơn HĐXX đã cho bị cáo được trình bày.

sau khi bi de nghi muc an 18 19 nam tu ong dinh la thang tu bao chua the nao Ông Đinh La Thăng bị đề nghị 18-19 năm tù

VKS nhận định, ông Đinh La Thăng là người quyết định chủ trương, chỉ đạo việc thực hiện với tư cách là người đứng đầu ...

chọn
Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến khởi công đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến đường ven biển vào cuối năm
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến xây dựng đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đoạn từ QL 56 đến nút giao Vũng Vằn và đoạn từ nút giao Vũng Vằn đến đường ven biển vào cuối năm nay.