'Siêu dự án' và trọng trách của Đồng Nai

Có tổng vốn đầu tư khái toán hơn 16,3 tỉ USD (đơn giá năm 2014) và diện tích xây dựng trên 5 ngàn hécta, dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Sân bay Long Thành) được xem là một "siêu dự án" hàng không lớn nhất từ trước đến nay của Việt Nam. Như vậy, trải qua hơn 20 năm (tính từ khi dự án mới bắt đầu được đưa vào quy hoạch), "siêu dự án" này đang "tiến dần" đến ngày khởi công chính thức.

Có tổng vốn đầu tư khái toán hơn 16,3 tỉ USD (đơn giá năm 2014) và diện tích xây dựng trên 5 ngàn hécta, dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Sân bay Long Thành) được xem là một "siêu dự án" hàng không lớn nhất từ trước đến nay của Việt Nam. Như vậy, trải qua hơn 20 năm (tính từ khi dự án mới bắt đầu được đưa vào quy hoạch), "siêu dự án" này đang "tiến dần" đến ngày khởi công chính thức.

Với tỉnh Đồng Nai, Sân bay Long Thành là một dự án có ý nghĩa lớn lao trên nhiều mặt, song cũng tạo cho tỉnh một sức ép chưa từng có. Do diện tích giải phóng mặt bằng quá rộng, với số lượng hộ dân rất lớn phải bố trí tái định cư, chưa kể phải “xóa trắng” cả một xã và điều chỉnh địa giới hành chính một số xã nằm trong vùng dự án, có thể dễ dàng hình dung được khối lượng công việc khổng lồ mà tỉnh phải “cáng đáng” trong mấy năm qua. Một mặt, không thể để dự án bị trễ tiến độ đã cam kết với Quốc hội, mặt khác không được phép làm sai bất trường hợp nào bởi mọi việc phải tuân theo các quy định pháp luật hiện hành về bồi thường, giải tỏa và tái định cư.

Trên thực tế, rất nhiều thách thức đã nảy sinh trong quá trình đo đạc, kiểm đếm, hoàn tất hàng ngàn hồ sơ đền bù giải tỏa đất đai. Trong đó, khó khăn lớn nhất vẫn là sự biến động đất đai trong thực tế đã khác xa với đất đai thể hiện trên hồ sơ, bản đồ. 

Việc quy chủ đất khó khăn, phát sinh nhiều trường hợp không lường trước được nên UBND tỉnh phải phát hành thông cáo báo chí nêu rõ những khó khăn của tỉnh trong việc giải ngân vốn cho dự án. Dự kiến đến hết năm 2019, cũng chỉ giải ngân được một phần vốn mà Chính phủ đã bố trí cho khâu giải tỏa, đền bù, còn lại phải chuyển sang năm tới. 

Ngoài việc giải ngân vốn, nhiều áp lực khác như phải nhanh chóng xây dựng hạ tầng các khu tái định cư, lo đào tạo nghề cho người dân trong vùng dự án, bàn bạc với các bộ, ngành bổ sung quy hoạch các dự án đường kết nối để có đường vào xây dựng sân bay... Tất cả đều nhằm mục đích năm 2021 có thể khởi công sân bay, đảm bảo đến 2025 có thể bắt đầu đưa vào khai thác giai đoạn 1.

Đồng Nai ý thức rất rõ rằng, không có mặt bằng sạch thì không thể khởi công xây dựng sân bay. Do đó từ mấy năm nay, tuần nào cũng có 2-3 cuộc họp giữa lãnh đạo tỉnh với các sở, ngành, địa phương liên quan đến việc bồi thường, giải tỏa, tái định cư dự án nhằm tháo gỡ khó khăn kịp thời cho từng trường hợp nảy sinh. Các chuyến đi thị sát vùng dự án với lãnh đạo Chính phủ và các bộ, ngành cũng diễn ra liên tục. 

Thuận lợi lớn nhất đến lúc này của dự án có lẽ là dự án nhận được sự đồng thuận lớn từ người dân vùng dự án lẫn Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành trung ương. Hầu như những khó khăn phát sinh trong quá trình giải phóng mặt bằng đều được tháo gỡ kịp thời khi Đồng Nai kiến nghị.

Sân bay Long Thành là dự án được cả nước mong chờ và dõi theo liên tục. Bất phát sinh nào trong quá trình thực hiện dự án cũng sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ chung. Đó là áp lực, là trọng trách nhưng cũng là vinh dự của Đồng Nai trong tương lai, khi trở thành địa phương đầu tiên của Việt Nam có một cảng hàng không mang tầm khu vực, chưa kể sự lan tỏa của dự án có thể giúp cho nhiều lĩnh vực khác của tỉnh phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai lâu dài.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.