Sing my song: Sao cứ cố đặt 'Kiều' và 'Chí Phèo' lên một bàn cân?

Bùi Công Nam và Cao Bá Hưng đã có những tác phẩm hay trong vòng thi tiếp theo tại Sing my song, giành chiếc vé vào vòng Chung kết. Nhưng sau câu chuyện của sự thành công, cả hai chàng trai cùng tác phẩm "Chí Phèo" - "Kiều" bị mang ra so sánh hay - dở với nhiều góc độ khác nhau.

Trái với sự “nhợt nhạt” của vòng đầu tiên, bài hát “Chí Phèo” của Bùi Công Nam tại “Trại sáng tác” khiến cho tất cả các huấn luyện viên, hội đồng giám khảo và cả công chúng phải bất ngờ. Đây có thể gọi là thành công bước đầu của anh và huấn luyện viên - nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong tại Sing my song 2016.

Bên cạnh đó, “Chí Phèo” cũng tạo nên một làn sóng khi công chúng đặt bài hát này lên bàn cân với “Kiều” của Cao Bá Hưng, một tác phẩm từng gây chú ý vào tuần thi trước đó ở Sing my song. Điểm tương đồng khi lấy ý tưởng từ một nhân vật văn học khiến cho hai bài hát này càng dễ bị mang ra so sánh.

sing my song sao cu co dat kieu va chi pheo len mot ban can Những bí mật sau vẻ thư sinh, hát hay, sáng tác giỏi của Cao Bá Hưng

Nổi lên như một hiện tượng nhờ danh xưng “cháu nội đời thứ 7 của nhà thơ Cao Bá Quát”, thế nhưng ít ai biết ...

Nhưng so sánh như thế, liệu có công bằng cho Kiều và Chí Phèo hay không?

“Kiều” và “Chí Phèo” đã là 2 khái niệm rất khác nhau

Đa số những ý kiến cho rằng “Chí Phèo” có giai điệu dễ nghe, bình dân và đại chúng hơn “Kiều”, từ đó suy ra “Chí Phèo” hay hơn “Kiều”(?).

Nếu nhận xét “Chí Phèo” dễ nghe hơn “Kiều”, điều này có thể đúng, nhưng để nói rằng bài hát nào hay hơn bài hát nào thì có vẻ hơi vội vàng.

Nhà văn Nam Cao đã khắc họa hình ảnh của Chí Phèo là một anh nông dân nghèo bị tha hóa bởi xã hội. Cuộc đời của Chí Phèo từ lúc sinh ra, đến khi lớn lên, ở đợ nhà Bá Kiến, chịu áp bức bất công, ăn vạ kinh điển cho đến khi gặp gỡ Thị Nở cũng đều chỉ loanh quanh ở làng Vũ Đại. Ngôn từ của nhà văn Nam Cao dùng để tả Chí Phèo - một tên lưu manh “muốn lương thiện nhưng ai cho tao lương thiện?” vừa buồn cười, vừa đau xót lại giản dị mộc mạc như chính hắn, như chính bát cháo hành, cái lò gạch cũ hay như chính tình yêu của hắn với người đàn bà xấu xí, nghèo hèn, dở hơi của hắn.

sing my song sao cu co dat kieu va chi pheo len mot ban can
Bùi Công Nam đã có một màn bức phá với bài hát "Chí Phèo" do chính mình sáng tác chỉ trong 24 tiếng.

Còn về Kiều, một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng truân chuyên trong suốt cuộc đời, là ý tưởng cho áng thơ nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du. Cuộc đời của Kiều nên thơ nhưng bạc bẽo, bao nhiêu câu thơ diễn tả nét đẹp của nàng, thì bấy nhiêu truân chuyên theo sau đó. Ở Kiều, người đọc chỉ thấy được sự thương xót cho một kiếp nữ nhi hồng nhan bạc phận.

sing my song sao cu co dat kieu va chi pheo len mot ban can
Cao Bá Hưng cũng nhận được số điểm tuyệt đối của hội đồng giám kháo với ca khúc "Kiều"

Chất nhạc của “Kiều” lẫn “Chí Phèo” không hề giống nhau

Bùi Công Nam mang một phong thái, phong cách sáng tác mà theo nhạc sĩ Lê Minh Sơn là nhẹ nhàng như một làn gió. Làn gió dễ mang đến cho người nghe cảm giác vui tươi, dễ chịu. Khi nghe ca khúc “Chí Phèo” của Bùi Công Nam, chắc hẳn ai cũng ngạc nhiên về sự tiến bộ, thông minh của anh chàng và sẽ bất giác mỉm cười bởi sự đáng yêu mà anh “thổi” vào nhân vật “Chí Phèo” ngoài sự giản dị, mộc mạc đến đau xót mà công chúng vẫn thường biết.

"Chí Phèo" - Bùi Công Nam

“Kiều” của Cao Bá Hưng lại là một ca khúc “khó nghe”. “Khó nghe” ở đây không có nghĩa là không hay, không bắt tai, đơn giản vì “Kiều” không mang được tính đại chúng như “Chí Phèo”.

Nhưng xét về khía cạnh nghệ thuật, “Kiều” lại là một ca khúc mang đậm tính nghệ thuật. Nghệ thuật như chính cách đại thi hào Nguyễn Du diễn tả nàng Kiều. Cao Bá Hưng khéo léo nói về khía cạnh thương cảm của mình đối với nàng bằng lời nhạc mang đậm chất thơ. Và thay vì phải dùng quá nhiều ngôn từ, Cao Bá Hưng lại tập trung vào phần nhạc - thế mạnh của cậu. Không chỉ dừng lại ở một tác phẩm hay gói trọn cả sự thông minh trong cách dùng từ ngữ, nhạc điệu mà Bá Hưng lại được dịp khoe khả năng chơi nhạc cụ và sự tinh tế khi mang "chất riêng" vào để hoàn thành một sáng tác có tính đại chúng.

"Kiều" - Cao Bá Hưng

Nói cho chính xác, chất nhạc của Bùi Công Nam và Cao Bá Hưng hoàn toàn không giống nhau. Hai chàng tác giả trẻ chỉ trùng nhau ở một điểm đó chính là mượn hình ảnh nhân vật văn học đưa vào tác phẩm dự thi của mình. Cả hai ca khúc đều do những chàng trai trẻ tài năng sáng tác, dù chỉ trong 24 tiếng thử thách nhưng đã có một tác phẩm với màu sắc, hoà hợp giữa âm điệu, nội dung, bản phối cùng cách chơi chữ trong bài rất văn minh, ngoài ra, không còn sự tương đồng nào cả. Mà một khi đã không có sự tương đồng thì làm sao có thể kết luận ca khúc nào hay hơn ca khúc nào?

Nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong từng nhận xét ca khúc “Kiều” thiếu chất đại chúng. Nhưng nếu để “Kiều” đại chúng như “Chí Phèo” thì có khi Cao Bá Hưng đã không nhận được số điểm tuyệt đối từ hội đồng giám khảo. Và ngược lại, nếu “Chí Phèo” được sáng tác theo hướng đương đại có khi lại chẳng ra chất giản dị mộc mạc của Chí Phèo nữa.

Khái niệm hay - dở trong nghệ thuật rất mơ hồ, vì đã gọi là tác phẩm nghệ thuật với sự lao động, sáng tạo nghiêm túc của người tạo ra nó thì luôn xứng đáng nhận được sự khen ngợi. Vấn đề nằm ở chỗ tác phẩm nghệ thuật đó “hợp gout” với bộ phận người thưởng thức nào.

Thế nên, cứ để Kiều "chất" theo cách của Kiều và Chí Phèo sẽ đẹp theo cách của riêng Chí Phèo.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.