Skype biến mất khỏi cửa hàng ứng dụng tại Trung Quốc

Chính quyền nước này tin rằng ứng dụng gọi điện thoại trực tuyến Skype của Microsoft đã vi phạm nghiêm trọng các luật địa phương.

Theo Engadget, Apple, Huawei, Xiaomi và các công ty khác đã gỡ bỏ phần mềm gọi điện thoại của Microsoft khỏi các cửa hàng ứng dụng của mình trong vài tuần gần đây. Nguyên nhân liên quan tới chiến dịch ngăn chặn các ứng dụng VoIP (Truyền giọng nói qua giao thức Internet) không tuân thủ quy định về an ninh kỹ thuật số. Dịch vụ này vẫn hoạt động nếu người dùng đã cài đặt ứng dụng, nhưng sẽ không thể tải xuống bản sao mới hoặc thanh toán trực tiếp cho các tính năng thông qua cửa hàng.

skype bien mat khoi cua hang ung dung tai trung quoc

Microsoft nói với New York Times rằng Skype chỉ "tạm thời bị loại bỏ" khỏi App Store của iOS và họ đang cố gắng để đưa trở lại ứng dụng "càng sớm càng tốt" mặc dù không nói rõ công ty có thể làm gì để khôi phục lại quyền truy cập này.

Trung Quốc gần đây đã thực hiện một loạt các hành động kiểm duyệt, chặn WhatsApp và các dịch vụ nhắn tin khác vì cách mã hóa thông tin của chúng ngăn cản việc quản lý của chính quyền cũng như cho phép người dùng không cần dùng tên thật để đăng ký. Trước đó các phần mềm mạng riêng ảo (VPN) cũng cùng chung số phận. Tuy nhiên, không giống như những trường hợp trên được thực hiện trong thời gian diễn ra đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc, lệnh cấm của Skype dường như thuộc một hành động triển khai chính sách chung chứ không phải là phản ứng cụ thể cho một sự kiện nào.

Mặc dù lý do chính xác cho động thái này không rõ ràng, nhiều khả năng các quan chức Trung Quốc không hài lòng với việc Skype là một dịch vụ nước ngoài và nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Nếu Microsoft quyết tâm đưa Skype trở lại, rất có thể công ty Mỹ sẽ phải đối mặt với viễn cảnh cho phép chính quyền nước này giám sát người dùng của mình một cách chặt chẽ hơn.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.