Theo Cổng TTĐT Chính phủ trang TP HCM, ngày 25/10, Đoàn giám sát số của HĐND thành phố đã làm việc với huyện Sóc Sơn về việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và các công trình trọng điểm của huyện giai đoạn 2021 - 2025.
Trước khi làm việc với huyện, Đoàn đã đi giám sát thực tế tại đường kết nối cầu vượt sông Cầu (cầu Xuân Cẩm) đến nút giao Bắc Phú của tuyến quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên.
Đây là dự án nhóm B với mục tiêu đảm bảo kết nối giao thông liên tỉnh Hà Nội - Bắc Giang, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương
Theo UBND huyện Sóc Sơn, lãnh đạo huyện cho biết về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và các công trình trọng điểm cấp thành phố, đến nay đã có 10/12 dự án khởi công mới giai đoạn 2021 - 2025 được phê duyệt chủ trương đầu tư, trong đó đã có 5 dự án được phê duyệt quyết định đầu tư.
Về thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư của các dự án thành phố giao, đến nay huyện đã hoàn thành một dự án, dự kiến trong năm 2023 sẽ hoàn thành và cơ bản hoàn thành 4 dự án trong tổng số 16 dự án của giai đoạn 2021 - 2025 được giao.
Huyện Sóc Sơn hiện có ba dự án công trình trọng điểm của thành phố, huyện có trách nhiệm trong công tác giải phóng mặt bằng. Trong đó, đường vành đai 4 đoạn qua địa phận huyện đến tháng 9 đạt 99% khối lượng.
Đến nay đã cơ bản hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đang triển khai công tác hỗ trợ di chuyển các công trình ngầm nổi trong phạm vi giải phóng mặt bằng.
Huyện vẫn còn 2/12 dự án huyện được giao nhiệm vụ chuẩn bị đề xuất chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư, 5/10 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng chưa được phê duyệt dự án.
Về thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư của các dự án thành phố giao, lũy kế từ đầu kỳ kế hoạch (đầu năm 2021) đến nay, các dự án huyện được giao chủ đầu tư giải ngân 63% kế hoạch đã giao, thấp hơn mức giải ngân chung của thành phố (71%).
Trong triển khai các công trình trọng điểm của thành phố, hiện hai dự án (Khu liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn và Khu công nghiệp sạch Sóc Sơn) công tác giải phóng mặt bằng vẫn còn vướng mắc.
Trưởng đoàn giám sát của thành phố cũng lưu ý về nguồn vốn đầu tư huyện cần huy động được từ nguồn thu sử dụng đất của hai năm còn lại trong Kế hoạch trung hạn là rất lớn (bằng hơn 7,5 lần tổng tiền thu sử dụng đất của huyện trong ba năm 2021 - 2023).
Tuy huyện đã có rà soát, đánh giá chi tiết nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất trong những năm tới đảm bảo đáp ứng nguồn cho kế hoạch đầu tư công trung hạn của huyện đã giao song đây vẫn là nội dung tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong điều kiện kinh tế và thị trường hiện nay.
Trưởng Đoàn Đoàn giám sát đề nghị huyện có giải pháp điều hành kế hoạch, kiểm soát khả năng thu - chi cho đầu tư phát triển của huyện, đảm bảo bố trí đủ vốn đối ứng thuộc trách nhiệm của huyện cho các dự án được thành phố hỗ trợ mục tiêu.
Đường vành đai 4 - vùng Thủ đô có tổng chiều dài khoảng 113 km, đi qua địa bàn ba tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh); Tổng khối lượng giải phóng mặt bằng khoảng 1.386 ha, trên tuyến xây dựng 3 cầu lớn vượt sông Hồng, sông Đuống và 8 nút giao khác mức.
Tổng mức đầu tư dự án là 85.813 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Trung ương là 28.173 tỷ đồng, ngân sách địa phương 28.193 tỷ đồng, vốn Nhà đầu tư BOT là 29.447 tỷ đồng.
Quy hoạch 06:45 | 30/09/2024
Quy hoạch 06:45 | 26/09/2024
Quy hoạch 06:45 | 25/09/2024
Quy hoạch 07:00 | 22/06/2024
Quy hoạch 07:11 | 21/06/2024
Quy hoạch 06:45 | 20/06/2024
Quy hoạch 06:30 | 14/06/2024
Quy hoạch 06:30 | 13/06/2024