Thông tin chi tiết quy hoạch đường Vành đai 4 mới nhất 2022
Thông tin về những dự án quy hoạch đường vành đai 4 Thủ đô Hà Nội dài hơn 112 km, tổng mức đầu tư 85.813 tỷ đồng, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.
Thông tin quy hoạch dự án đường vành đai 4 tại Hà Nội
Cập nhật thông tin mới nhất về dự án đường vành đai 4 tại Hà Nội. Theo đó, UBND TP Hà Nội vừa có tờ trình gửi HĐND TP bố trí vốn cho dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 vùng Thủ đô..
Tổng quan về dự án
Theo thông tin được cập nhật, toàn tuyến dài 112,8 km (gồm 103,1 km đường vành đai 4 và 9,7 km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long). Trong đó, đoạn qua Hà Nội 58,2 km, qua Hưng Yên 19,3 km, qua Bắc Ninh 25,6 km và tuyến nối 9,7 km.
Tờ trình nêu, trường hợp tổng mức đầu tư dự án thành phần (do TP Hà Nội quyết định đầu tư) có điều chỉnh tăng thì phần vốn tăng thêm sẽ đảm bảo bố trí từ nguồn ngân sách thành phố.
Tính toán sơ bộ tổng mức đầu tư vành đai 4 vùng Thủ đô hơn 85.800 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn từ ngân sách TP Hà Nội là 22.962 tỷ đồng. Theo phân kỳ, giai đoạn 2021-2025 là 19.137 tỷ đồng, giai đoạn 2026-2030 là 3.825 tỷ đồng.
Dự án được chia thành ba nhóm dự án với 7 dự án thành phần. Trong đó, nhóm 1 với ba dự án thành phần giải phóng mặt bằng ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên. Nhóm 2 với ba dự án thành phần đầu tư xây dựng đường song hành trên địa bàn ba địa phương. Nhóm 3 với một dự án thành phần đầu tư xây dựng cao tốc theo phương thức đối tác công tư loại hợp đồng BOT.
Với chiều dài hơn 112 km, vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội được chia làm 7 dự án thành phần, đi qua Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh; nhu cầu sử dụng đất hơn 1.300 ha. Khi đưa vào khai thác, tuyến đường sẽ áp dụng thu phí tự động không dừng.
Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 85.813 tỷ đồng, chuẩn bị đầu tư từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026, khai thác năm 2027. UBND TP Hà Nội là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện dự án.
Tuyến có chiều dài cầu cạn 66,72 km, hai cầu vượt sông Hồng là cầu Hồng Hà (dài 5.023 m) và cầu Mễ Sở (dài 2.674 m); một cầu lớn vượt sông Đuống (dài 990 m)..., 8 nút giao liên thông.
Chi tiết về dự án
Vành đai 4 có chiều dài cầu cạn 66,72 km, chiếm 59% và ba cầu lớn vượt sông Hồng, sông Đuống, 8 nút giao liên thông; trong khi vành đai 3 có chiều dài cầu cạn 12,75 km, chiếm 17% và 66 nút giao) do đó suất vốn đầu tư của 02 dự án là có sự khác biệt. Ngoài ra, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của hai dự án có sự khác biệt lớn do đơn giá, phạm vi khối lượng khác nhau.
Theo thông báo vừa được ban hành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành cần thiết đầu tư dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và dự án đường vành đai 3 TP HCM và thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tư hai dự án này tại Kỳ họp thứ 3.
Với dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần nghiên cứu giãn tiến độ một năm, cơ bản hoàn thành năm 2026 và hoàn thành toàn bộ năm 2027.
Việc giãn tiến độ như vậy để bảo đảm tính khả thi và cân đối, bố trí phần vốn cho các dự án quan trọng khác, đồng thời tránh trường hợp tập trung bố trí vốn quá nhiều vào một dự án nhưng không bảo đảm tiến độ triển khai, giải ngân.
Tuyến vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội dài khoảng 112,8 km, chia thành 7 dự án thành phần. Công trình được chuẩn bị đầu tư, thực hiện từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027. Thực hiện hình thức thu phí tự động không dừng trong khai thác, vận hành.
Lợi ích của việc mở rộng đường vành đai 4
Công trình vành đai 4 được đánh giá là sẽ mở ra một không gian phát triển ở các tỉnh, thành lân cận ở Thủ đô Hà Nội cùng với việc tăng khả năng kết nối các vùng kinh tế, giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông ở hai thành phố lớn.
Việc đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, vành đai liên vùng, khu kinh tế trọng điểm vùng Thủ đô Hà Nội nhằm mục đích kết nối Hà Nội với các tỉnh, thành khác như Hưng Yên, Bắc Ninh và một số địa phương khác trong vùng, từ đó phát huy hiệu quả đầu tư đối với các dự án đã và đang được đầu tư.
Ngoài ra, mục tiêu quy hoạch dự án vành đai 4 còn tạo nên không gian phát triển mới, đồng thời giải quyết những vấn đề còn tồn tại ở Hà Nội cộng với việc khai thác tiềm năng sử dụng đất, xây dựng hệ thống đô thị bền vững.
Tiến độ đầu tư của dự án vành đai 4
Việc quy hoạch vành đai cuối cùng ở Thủ đô Hà Nội sẽ giúp mở rộng không gian để có thể phát triển về mặt kinh tế và xã hội, thành thị - nông thôn, đồng thời còn tạo ra hành lang phát triển kinh tế, cũng như hành lang vận tải liên vùng.
"Đối với Hà Nội, vành đai 4 còn kết nối hai cảng hàng không quốc tế quan trọng là sân bay quốc tế Nội Bài và trong quy hoạch tổng thể của Thủ đô tới, sẽ hình thành sân bay quốc thế thứ hai ở phía đông nam Thủ đô. Ở phía nam Thủ đô, dự án cũng sẽ kết nối với tuyến cao tốc đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam", ông Tuấn cho hay.
Được xem là tuyến "vành đai kết nối mọi vành đai và các cao tốc hướng tâm", vành đai 4 sẽ điều hoà hệ thống cao tốc và giảm tải cho cao tốc vành đai 3, trở thành đường trên cao đô thị, mở ra điều kiện để kết nối 5 đô thị vệ tinh trong chùm đô thị của Hà Nội, sang cả Hưng Yên, Bắc Ninh và Bắc Giang.