Sony, Panasonic khốn đốn vì chiến tranh thương mại Nhật - Hàn

Trong trường hợp căng thẳng thương mại Nhật - Hàn tiếp tục leo thang, Sony có thể sẽ thiếu tấm nền OLED để sản xuất smartphone và các mẫu TV cao cấp.

Theo SCMP, nếu tình hình căng thẳng thương mại Nhật - Hàn tiếp tục leo thang, Seoul có thể sẽ trả đũa Tokyo bằng cách hạn chế xuất khẩu màn hình OLED cho các công ty như Sony.

Park Jea-gun - Chủ tịch Hiệp hội Công nghệ bán dẫn và màn hình của Hàn Quốc - nhận định điều này sẽ khiến gã khổng lồ công nghệ Nhật bản không thể tiếp tục sản xuất các mẫu TV cao cấp vì thiếu tấm nền OLED.

cf0434ea9f1911e9baa5dd214ed0de8f_image_hires_202811

Trong trường hợp căng thẳng thương mại Nhật - Hàn tiếp tục leo thang, Sony có thể sẽ thiếu tấm nền OLED để sản xuất smartphone và các mẫu TV cao cấp. (Ảnh: SCMP).

"Hàn Quốc có thể dừng bán chất bán dẫn cho Sony, Sharp. Nó sẽ tạo ra cho họ không ít khó khăn trong quá trình sản xuất các thiết bị điện tử, smartphone", ông Park nói.

Ngày 1/7, Nhật Bản tuyên bố sẽ áp dụng một số hạn chế xuất khẩu đối với các vật liệu chuyên dụng cần thiết để sản xuất chất bán dẫn và các loại màn hình. Đồng thời, nước này có thể đưa Hàn Quốc ra khỏi danh sách đối tác mua hàng đáng tin cậy.

Những bình luận của ông Park được đưa ra trong bối cảnh Seoul đang xem xét các hành động trả đũa khi Tokyo hạn chế xuất khẩu đối với một số vật liệu dùng để sản xuất màn hình.

Theo SCMP, mỗi năm Hàn Quốc xuất khẩu khoảng 3,72 tỉ USD linh kiện điện tử sang Nhật Bản. Một số mặt hàng xuất khẩu khác bao gồm máy móc công nghiệp, nồi hơi, hóa chất hữu cơ, thiết bị quang học và y tế.

Các công ty điện tử Nhật Bản từ chối đưa ra bình luận về những tác động có thể xảy ra nếu Hàn Quốc hạn chế xuất khẩu màn hình.

"Chúng tôi không thể xác nhận tên của các nhà cung cấp hoặc nơi chúng tôi mua các linh kiện. Do đó, chúng tôi sẽ không đưa ra bình luận về thông tin trên. Chúng tôi đang theo dõi tình hình một cách cẩn trọng nhất", một quan chức của Sony chia sẻ.

"Hiện tại, chúng tôi vẫn đang theo dõi sát sao các diễn biến của sự việc", một phát ngôn viên của Panasonic nói.

Martin Schulz, chuyên gia kinh tế cấp cao của Viện nghiên cứu Fujitsu ở Tokuo, cho rằng các công ty Nhật Bản sẽ bị tổn thất nghiêm trọng trước bất cứ động thái nào của chính phủ Hàn Quốc khi hạn chế xuất khẩu tấm nền màn hình và chip nhớ.

Sony, Panasonic khốn đốn vì chiến tranh thương mại Nhật - Hàn - Ảnh 2.

Một phát ngôn viên của Panasonic cho biết hàng đang theo dõi sát sao sự việc. (Ảnh: SCMP).

"Hàn Quốc không độc quyền những công nghệ này, nhưng thật khó có thể thay thế chúng nhanh chóng", Martin nói. Ông cho biết thêm hầu hết công ty Nhật Bản đã ngừng sản xuất các mặt hàng này trong những năm gần đây.

Từ ngày 4/7, Nhật Bản sẽ yêu cầu giấy phép xuất khẩu đối với 3 vật liệu gồm polyimide, polymer và hydro florua. Hiện tại, các công ty Nhật Bản chiếm đến 90% thị trường polyimide được dùng để sản xuất màn hình. Quy định mới yêu cầu nhà sản xuất phải xin giấy phép riêng lẻ cho mỗi loại trong số 3 mặt hàng này. Việc này sẽ kéo dài quá trình xuất khẩu thêm khoảng 90 ngày.

Quy định trên có thể khiến việc sản xuất tấm nền OLED của LG và Samsung bị chậm tiến độ. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung màn hình cho iPhone của Apple cũng như những mẫu máy cao cấp từ Huawei, LG hay Samsung sử dụng tấm nền OLED.

Yoo Myung-hee, Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc nhận định hành động trên của chính phủ Nhật Bản có thể gây ra mối đe dọa lớn cho chuỗi cung ứng toàn cầu.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.