Startup công nghệ tài chính muốn chớp cơ hội vàng tại Mỹ trong chiến dịch giải cứu

Trong bối cảnh mọi ngân hàng ở Mỹ đều ngập trong đống đơn xin vay vốn, hàng triệu doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ đang vật lộn trong tuyệt vọng, và các startup công nghệ tài chính muốn đóng góp công sức của họ để tháo gỡ tình hình.

Sau khi Quốc hội Mỹ phê chuẩn khoản vay khoảng 215 tỉ USD trong chương trình Protetction Paycheck Loans của chính phủ, nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ đang vật lộn để tìm một ngân hàng có khả năng chấp nhận đơn xin vay vốn của họ. 

Thực tế ấy thôi thúc các công ty công nghệ tài chính (fintech) nỗ lực thuyết phục Cơ quan Quản lí Doanh nghiệp nhỏ (SBA) cho phép họ tham gia chương trình với tư cách là bên cho vay, với lập luận rằng họ có công nghệ để phê duyệt và giải ngân nhanh chóng các khoản vay, theo INC.

Chiến dịch giải cứu doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ hỗn loạn, các startup công nghệ tài chính muốn chớp cơ hội vàng - Ảnh 1.

Vay vốn theo chương trình Protetction Paycheck Loans của chính phủ Mỹ đang trở thành thách thức lớn đối với hàng vạn doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ, bởi mọi ngân hàng đều nhận quá nhiều đơn xin vay vốn. Ảnh: INC

PayPal và Intuit Quickbooks tuyên bố họ là những doanh nghiệp công nghệ tài chính đầu tiên giành sự phê chuẩn của chính phủ. Hôm 15/4, Funding Circle cũng tuyên bố tương tự. Nhiều startup công nghệ tài chính khác nói họ liên kết với ngân hàng để rót vốn cho doanh nghiệp nhỏ. 

Ví dụ, Kabbage đã nhận khoảng 40.000 đơn xin vay vốn với tổng số tiền lên tới 3,9 tỉ USD từ một tuần trước. Kế hoạch của công ty là giải ngân đợt đầu trong tuần này.

Kathryn Petralia, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Kabbage, không tiết lộ đối tác ngân hàng, song nói số tiền mà họ giải ngân sẽ lên tới hàng tỉ USD.

Fundera cũng nói họ có vài đối tác ngân hàng để cho vay, nhưng cũng không tiết lộ tên các ngân hàng.

Kể cả khi Quốc hội không phê chuẩn chương trình Protetction Paycheck Loans, các công ty công nghệ tài chính cũng đã nỗ lực tiếp cận doanh nghiệp nhỏ để cho vay vốn. Họ đã khuyến khích các chủ doanh nghiệp nộp đơn xin vay vốn qua họ, với kì vọng ngân hàng sẽ sớm phê chuẩn những đơn ấy. 

Kabbage đã nhận đơn xin vay tiền từ ngày 4/4, chỉ đúng một ngày sau khi chính phủ cho phép các ngân hàng nhận đơn vay vốn từ giới doanh nghiệp nhỏ.

Hàng loạt startup khác cũng quảng bá khả năng của họ trong việc hỗ trợ vay vốn, như Lendio và Biz2Credit.

Ngay cả khi Cơ quan Quản lí Doanh nghiệp nhỏ không đồng ý để các công ty công nghệ tài chính cho vay trực tiếp, họ vẫn có thể trở thành trung gian xử lí đơn vay vốn. Chương trình Paycheck Protection Loans cho phép ngân hàng trả phí hoa hồng cho những trung gian giới thiệu khách có nhu cầu vay. 

Phần lớn ngân hàng không cần thông tin về khách ngay bây giờ, bởi họ đang quá tải với đơn xin vay, và thực tế ấy có thể ngăn cản nỗ lực của các công ty fintech nếu họ muốn đóng vai trò lớn hơn.

Jared Hecht, giám đốc điều hành Fundera, nói rằng cả ngân hàng lẫn công ty fintech đều chưa phải làm bất kì việc gì bây giờ. 

"Nhiệm vụ của chúng tôi là tìm những doanh nghiệp có đủ điều kiện để vay vốn theo tiêu chí của ngân hàng", Hecht thổ lộ.

Dawn Verbrigghe, chủ một doanh nghiệp phát triển trang web ở thành phố Ann Arbor, bang Michigan, Mỹ, có chị gái làm việc ở một ngân hàng. Vì thế, cô đã nhận văn bản hướng dẫn về cách vay vốn. Nhưng khi Dawn nộp đơn xin vay vốn ở ngân hàng mà chị gái làm việc, họ từ chối vì chỉ nhận đơn của những khách hàng hiện tại.

Hôm 4/6, Dawn nộp đơn xin vay vốn tại ngân hàng mà cô là khách hàng. Ngân hàng tự động gửi lời cảm ơn và thông báo họ sẽ gọi lại. 

"Họ công bố một thông điệp trên trang web rằng do quá nhiều người gọi tới, nên họ sẽ không thể nhận cuộc gọi từ bên ngoài. Vì thế, tôi không nghĩ họ sẽ gọi cho tôi", cô nói.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.