Thấy gì qua vụ Facebook, Google thông tin sai lệch chủ quyền biển đảo Việt Nam?

Dù Facebook cho rằng lỗi cập nhật, hay Google Maps "âm thầm" biến bãi biển Tuy Hòa thành 'South China Sea beach', chủ quyền biển đảo Việt Nam cần nhìn nhận một cách thực tế khi vấn đề này đã diễn ra nhiều lần trước đó.

Chủ quyền biển đảo và sự lặp lại thường xuyên của ứng dụng bản đồ

Ghi nhận mới nhất trên Google Maps ngày hôm nay, sau khi ghi chú bãi biển Tuy Hòa thành 'South China Sea beach', địa danh này đã biến mất trên phiên bản tìm kiếm nền tảng web khi zoom ở khoảng cách gần (200m).

Khi zoom 2km trên Google Maps, Biển Đông Việt Nam và East Vietnam Sea được chú thích ở vùng lãnh hải của quốc gia. Tuy nhiên, khi zoom ở mức 5km trở lên, phần South China Sea lại xuất hiện và vị trí khá gần với những đảo của Việt Nam như Cù Lao Xanh (thuộc tỉnh Bình Định).

Thấy gì qua vụ Facebook, Google thông tin sai lệch chủ quyền biển đảo Việt Nam? - Ảnh 1.

Biển Đông Việt Nam hiển thị trên Google Maps khi zoom khoảng cách gần. (Ảnh chụp màn hình).

Vấn đề này trước đó đã từng được đề cập trong các ứng dụng đặt xe công nghệ khi phần South China Sea có phần lấn át với Biển Đông Việt Nam thuộc chủ quyền quốc gia. Sự việc lúc đó vẫn chưa thật sự được giải quyết triệt để từ Google Maps khi được sử dụng trong các ứng dụng này.

Không chỉ Google Maps, Facebook trong lần cập nhật mới được giải thích từ hãng, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cũng bị ẩn đi, tạo ra làn sóng phản đối mạnh từ người dùng mạng xã hội này.

Thấy gì qua vụ Facebook, Google thông tin sai lệch chủ quyền biển đảo Việt Nam? - Ảnh 3.

Khoảng cách xa, Google Maps đã hiển thị không đúng thông tin chủ quyển biển đảo Việt Nam. (Ảnh chụp màn hình).

Đáng quan ngại hơn, vấn đề này trước đó 2018 cũng đã xảy ra, khi bản đồ trên Facebook cũng có thông tin sai lệch về chủ quyền biển đảo Việt Nam khiến người dùng phẫn nộ.

Phải đến khi làn sóng phản đối tăng cao, Facebook mới chỉnh sửa lại và bổ sung vào cho đúng với chủ quyền và được công ước quốc tế công nhận khi Việt Nam có đầy đủ giá trị pháp lí về vấn đề này.

Cộng đồng mạng cần lên tiếng mạnh mẽ vì chủ quyền biển đảo quốc gia

Trên nhiều hội nhó, thông tin chủ quyền biển đảo đã được chia sẻ và nhận được sự ủng hộ của rất đông người dùng.

Theo thành viên Phùng Đức Chung, người dùng nên phản đối Facebook đã đưa tin sai về bản đồ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam để vấn đề này không còn tái diễn.

Trong khi đó, thành viên Đỗ Minh Chiêu cho rằng, mọi người dùng nên đồng lòng, phản đối Facebook trả lại bản đồ Trường Sa, Hoàng Sa về nguyên trạng là của Việt Nam.

"Truyền thống Việt Nam là sự đồng lòng và đoàn kết, không bao giờ để mất những gì của có được ở hiện tại và tương lai".

Trên các dòng bình luận của Báo Tuổi Trẻ, thành viên Văn Bảo cho rằng "Sai sót lần đầu thì có thể biện bạch rằng do lỗi kĩ thuật, nhưng lần thứ hai thì không thể chấp nhận được. Đề nghị xử lý sai phạm của Facebook theo qui định của pháp luật Việt Nam".

Riêng với thành viên Lê An thì đã "đánh giá 1 sao trên Google Play". Ý kiến này cũng được bạn đọc VNExpress đồng lòng cho trường hợp như Google Maps với yêu cầu "Google Maps nên xem xét cách thức làm việc của mình", bên cạnh "Cần lên án mạnh mẽ với các sai lệch về thông tin chủ quyền đất nước".

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.