Go Việt đổ lỗi không hiển thị 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa do lập trình là thiếu trách nhiệm

Ứng dụng Go Việt đổ lỗi không hiển thị 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam do kĩ thuật khi hoạt động tại thị trường đã được một lập trình viên lập luận và cho rằng hãng thiếu trách nhiệm.

Ứng dụng Go Việt và những ồn ào xung quanh Hoàng Sa - Trường Sa

Sự việc bắt đầu từ 2 ngày trước khi một diễn đàn phản ánh vấn đề khi gõ tên đường Hoàng Sa và Trường Sa tại TP HCM trên ứng dụng Go Việt bị thay bằng kí tự *, làm tài xế lẫn khách không biết địa chỉ chính xác để đón sau khi đặt chuyến đi.

Ứng dụng Go Việt đến nay dù đã khắc phục việc này trên nền tảng Android và iOS sẽ chờ vài ngày tới, nhưng vẫn còn nợ câu trả lời cho nguyên nhân sự việc vấn đề này.

Không chỉ tên đường Hoàng Sa và Trường Sa bị thay bằng kí tự *, tại thời điểm phát hiện, nhiều người dùng còn cho rằng ứng dụng Go Việt cũng không hiển thị tên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Dòng chữ South China Sea trên ứng dụng Google Maps ở tầm nhìn xa và gần không có hiển thị. (Ảnh chụp màn hình).

Ghi nhận đến thời điểm hiện tại, vùng biển Đông của Việt Nam được ứng dụng Go Việt ghi chung là South China Sea, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, gây bất bình cho người dùng.

Go Việt sau đó cho rằng đã khắc phục vấn đề trên, nhưng thật sự vẫn chưa thỏa đáng với người dùng khi đổ lỗi do lập trình. Kiểm tra lại ứng dụng vào hôm nay, việc này vẫn chưa được khắc phục triệt để, khiến cộng đồng tiếp tục kêu gọi tẩy chay ứng dụng đặt xe công nghệ này.

Ứng dụng Go Việt vẫn có dòng chữ South China Sea khi zoom xa và gần. (Ảnh chụp màn hình).

Cụ thể, khi bật ứng dụng Go Việt lên, và zoom xa ra toàn vùng biển Đông Việt Nam, vẫn hiển thị South China Sea. Khi zoom lại gần hơn, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã hiển thị, nhưng vẫn lồng vào South China Sea.

South China Sea hiển thị khi bao trùm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam khi zoom gần trên ứng dụng Go Việt. (Ảnh chụp màn hình).

Đây chính là nguyên nhân vấn đề khiến người đánh giá 1 sao trước khi gỡ ứng dụng dù Go Việt biện minh do sử dụng nền tảng mở Google Maps.

Go Việt đổ lỗi lập trình do dùng tài nguyên Google Maps: Biện minh nguy hiểm

Việc không hiển thị quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và sau đó bổ sung vào nhưng vẫn đưa South China Sea vào do sử dụng tài nguyên Google Maps, một lập trình viên cho biết đây là một biện minh nguy hiểm của Go Việt, cho thấy trình độ của đội ngũ làm ứng dụng có vấn đề.

Cụ thể, theo lập trình viên này, nền tảng Google Maps khi cung cấp cho đối tác sử dụng đều có tùy biến được qua API. Hiện dịch vụ Google Maps được khá nhiều ứng dụng đặt xe công nghệ sử dụng. Trên công cụ này, đối tác có thể tùy biến với những thay đổi tích cực cho dịch vụ cung cấp của mình.

Lấy ví dụ như ứng dụng đặt xe Be, họ tùy biến khá tốt khi thể hiện Biển Đông trên bản đồ, đồng thời với việc đưa tên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào đó.

Hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa bằng tiếng Anh và Biển Đông hiển thị trên ứng dụng đặt xe Be. (Ảnh chụp màn hình).

Hay như Grab, trên bản đồ hiển thị rõ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng tiếng Anh, dòng chữ South China Sea không hiện diện.

Và với Go Việt, thật đáng buồn đến thời điểm vẫn còn dòng chữ South China Sea trên đó, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Ứng dụng Grab thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. (Ảnh chụp màn hình).

"Rất có thể Go Việt đang cố tình đánh tráo khái niệm khi đá bóng thổi còi, khi cố tình đưa South China Sea vào bản đồ sử dụng dù Google Maps cho tùy biến", anh cho hay.

Go Việt đứng đằng sau là đối tác Trung Quốc?

Ra mắt thị trường Việt Nam vào tháng 7/2018, Go Việt có pháp nhân người Việt Nam và đối tác cổ đông GoJek cho số vốn điều lệ là 2 tỉ đồng.

GoJet có trụ sở chính tại Indonesia. Trải qua nhiều lần gọi vốn, những cái tên đằng sau đó có thể cho thấy các công ty Trung Quốc hiện đang rót nhiều vốn đầu tư vào thương hiệu này.

ung-dung-go-viet-do-loi-khong-hien-thi-2-quan-dao-hoang-sa-truong-sa-do-lap-trinh-la-thieu-trach-nhiem

GoJek - đối tác chính của Go Việt có nhiều cổ đông Trung Quốc rót vốn đầu tư lớn. (Ảnh: TheJakartaPost).

Cụ thể, GoJek đã huy động được hơn 2 tỉ USD từ các nhà đầu tư cho đến nay. Lần gọi vốn gần nhất vòng E đạt con số 1,4 tỉ USD khi được định giá doanh nghiệp là 5 tỉ USD.

Những cái tên được biết đến từ Trung Quốc bao gồm Tencent Holdings và sàn thương mại điện tử JD.com cho số tiền rót vào khoảng 920 triệu USD, theo TechCrunch.

Hiện, GoJek cũng đang lên kế hoạch gọi vốn lần F cho định giá thương hiệu 10 tỉ USD. Những cái tên đang được quan tâm mới nhất cho thấy có Amazon, Visa, Ngân hàng thương mại Siam thuộc Thái Lan, tập đoàn Mitsubishi. Các điều khoản của những giao dịch hiện không được tiết lộ, theo TheJakartaPost.

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.