Những loại rau, củ cực thích hợp trồng trong tháng 8 | |
Bảo quản đúng cách các loại thực phẩm khô trong gia đình | |
Những cảnh báo đáng sợ từ tỏi Trung Quốc |
Về các loại rau, củ mọc mầm, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho rằng, một số loại rau mầm có giá trị dinh dưỡng gấp đôi thậm chí là nhiều hơn hẳn so với rau thường. Tuy nhiên, khi ăn bạn cũng nên cẩn trọng, lựa chọn kỹ lượng. Sau đây là một số loại rau củ được ví như "vàng mười", có thể sử dụng khi mọc mầm.
Các nghiên cứu đã chứng minh: hàm lượng chất béo và hàm lượng đường sẽ giảm sau khi đậu tương mọc mầm; trong khi đó lượng protein, isoflavones, vitamin C và các chất dinh dưỡng có lợi khác lại tăng lên.
Mầm đậu tương thơm ngon, thanh mát, phù hợp với những người tiêu hóa kém (Ảnh: VinaOrganic) |
Hàm lượng carotene trong đậu Hà Lan có thể đạt tới 2700 microgram/ 100gram, gấp 27 lần so với việc chúng ta ăn rau quả. Do chu kì sinh trưởng của mầm đậu ngắn, không cần phải bón phân và phun thuốc mới có thể bảo đảm chất lượng và năng suất. Vì vậy, về cơ bản mầm đậu hà lan là loại thực phẩm sạch, độ an toàn tương đối cao, nên khuyến khích sử dụng.
(Ảnh: vuadaugpeas) |
Nghiên cứu của Viện kỹ thuật sinh vật, khoa học thực phẩm và công nghệ trường Đại học Quốc gia - Hàn Quốc đã phát hiện, trong mầm tỏi có nhiều lợi ích hơn so với tỏi tươi. Trong mầm tỏi có chứa nhiều selen, tác dụng chống oxy hóa mạnh hơn, có thể giảm thiệt hại của gốc tự do, có lợi cho sức khỏe tim mạch. Tác dụng chống ung thư cũng mạnh hơn tỏi thường.
Mầm tỏi tuy có nhiều lợi ích nhưng sử dụng cũng cần có liều lượng, nhất là không được sử dụng khi bụng đói. (Ảnh: ttvn) |
Mầm gạo lứt được phổ biến đầu tiên từ đất nước Nhật Bản. Ngày nay gạo lứt được coi như là một loại thực phẩm chức năng mới có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Gạo lứt không dễ tiêu hóa, hương vị cũng không dễ ăn, chế biến mất nhiều thời gian, nhưng mầm gạo lứt thì lại bù đắp cho những nhược điểm đó, nó có tác dụng làm cho aminobutyric acid (gaba - chất dẫn truyền thần kinh thuộc nhóm các acid amin) và các thành phần có lợi khác được cải thiện đáng kể.
(Ảnh: Rồng bay) |
Bên cạnh những loại rau củ, hạt nảy mầm có thể ăn được, bạn tuyệt đối không nên ăn một số loại rau củ mọc mầm được nêu dưới đây. Bởi khi nảy mầm chúng sản sinh những chất độc nguy hiểm, khiến cơ thể sinh bệnh hoặc ngộ độc.
Khoai tây mọc mầm, sau khi chuyển sang màu xanh, sẽ sinh ra một chất rất độc gọi là solanine, độc gấp 50 lần hàm lượng khoai tây bình thường, vượt xa mức tiêu chuẩn an toàn cho phép. Các cách chế biến bình thường không thể loại bỏ được chất độc này, kể cả cắt bỏ những chỗ xanh cũng không chắc đã hết độc tố.
Solanine không chỉ có tính ăn mòn đối với dạ dày mà còn làm tê liệt trung khu thần kinh (Ảnh: Eva) |
Khoai lang mọc mầm không sinh ra chất độc, nhưng khi đó rất dễ sinh ra nấm mốc. Nếu trên vỏ khoai lang có những đốm nâu hoặc đen, đó là hiện tượng bị nhiễm bệnh đốm đen. Bệnh đốm đen sẽ sinh ra một số độc tố, như: ipomeamarone, một chất khiến khoai có vị đắng (khoai hà), chất độc này ngay cả khi bạn chế biến thì hoạt tính sinh vật của nó cũng không bị phá hủy.
(Ảnh: Trẻ thơ) |
Trên thực tế, hiện tượng lạc mọc mầm không chỉ gây sụt giảm giá trị dinh dưỡng mà còn làm phát sinh chất độc aflatoxin, một loại độc tố gây bệnh ung thư gan cho cơ thể. Loại độc tố này có đặc điểm là tồn tại rất bền ở nhiệt độ cao, do đó trong quá trình đun nấu mặc dù có thể tiêu diệt các bào tử nấm nhưng độc tố của chúng vẫn không bị phá hủy hoàn toàn.
(Ảnh: Yêu trẻ thơ) |
Gừng bị nẫu, mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng nếu vẫn dùng để chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan. Nhiều nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol.
Khi chọn gừng, bạn cần chọn gừng tươi, bề ngoài không bị héo, dập nát, mục nhũn (Anhr: alo Bác sĩ) |
Ăn phải hành mọc mầm sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng. Nguyên nhân là do khi bị mọc mầm, các chất dinh dưỡng sẽ để nuôi mầm non đó nên khiến hành bị xốp, ọp, mất đi chất tinh dầu và không còn thơm ngon, dậy mùi nữa.
Mọi người nên hạn chế không ăn hành khi đã mọc mầm (Ảnh: Alan) |
Cách bảo quản các loại củ để không nảy mầm - Điều kiện cần thiết để mọc mầm là phải có độ ẩm nhất định. Do đó nguyên tắc chung khi bảo quản các loại củ để tránh mọc mầm là để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm thấp. - Cụ thể đối với củ hành, tỏi cần bảo quản ở nơi khô ráo, nếu mua về thấy còn tươi thì đem phơi nắng, cho đến khi lớp vỏ mỏng bên ngoài thấy bong ra là được. - Để bảo quản gừng, bạn có thể dùng ngăn mát tủ lạnh, nhưng cần lưu ý bọc kín gừng bằng giấy bạc hoặc túi nhựa để gừng không bị khô và không mất đi mùi thơm. - Khoai tây, khoai lang chỉ nên đựng trong túi giấy khô màu tối, để nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời, không để sát nền đất. - Đối với lạc khô cần bảo quản ở nơi khô ráo, đặc biệt là bảo quản trong điều kiện kín, cách ly với không khí, như cho vào lọ thủy tinh đậy nắp. |