Sự phát triển logo của Manchester United qua các thời kỳ

Một đội bóng với bề dày lịch sử lên đến 140 năm và những chiếc logo chính là dấu mốc cho những biến đổi lớn ở từng thời kỳ

Manchester United được thành lập vào năm 1878 với cái tên Newton Heath và được đổi thành tên gọi như hiện nay vào năm 1902. Một câu lạc bộ với bề dày lịch sử và từng trải qua nhiều thăng trầm trước khi bước vào kỷ nguyên Premier League thành công (Giải hạng Nhất Anh được đổi tên thành giải ngoại hạng Anh vào mùa giải 1992/1993 và từ đó đến nay, Man United đã 13 lần lên ngôi ở đấu trường này).

Với mỗi câu lạc bộ, logo đóng một vai trò vô cùng quan trọng về mặt tinh thần và thông thường, các đội bóng sẽ không lựa chọn việc thay đổi liên tục. Điều này có vẻ hoàn toàn đúng với Manchester United. Từ khi bắt đầu chơi bóng (năm 1878) đến nay đã được 140 năm, Quỷ đỏ chỉ mới trải qua 5 lần thay đổi logo và đều diễn ra vào những thời điểm mang tính "cột mốc". Hãy cùng điểm qua!

Chiếc Logo đầu tiên

su phat trien logo cua manchester united qua cac thoi ky

Nguyên bản logo đầu tiên của MU - cực kỳ phức tạp và chi tiết.

Thật khó để tìm ra điểm chung giữa logo hiện nay và logo thuở ban đầu của câu lạc bộ. Mọi thứ đã thay đổi rất nhiều. Chiếc logo đầu tiên này được MU "lấy cảm hứng" từ gã hàng xóm Manchester City ngày mới thành lập. Điểm duy nhất vẫn còn được giữ lại cho đến ngày nay của chiếc logo này là hình ảnh con tàu - biểu tượng cho nền kinh tế chính của thành phố Manchester.

Thành phố này được coi là nơi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp của nước Anh. Quả địa cầu tượng trưng cho sức mạnh kinh doanh toàn cầu của thành phố trong khi con ong thể hiện sự chăm chỉ và kiên trì.

Hình ảnh con linh dương màu trắng đeo một sợi vàng cho thấy sự tự hào về các thành tựu trong lĩnh vực kỹ thuật của Manchester và con sư tử màu vàng đội vương miện là đại diện của sự phát triển. Hoa hồng đỏ gắn trên cả hai con vật này là biểu tượng riêng của Lancashire - một hạt thuộc Manchester nơi đội bóng đang thi đấu cho.

Dòng chữ "Concilio et Labore" khắc ở dưới cùng của logo mang ý nghĩa "sự khôn ngoan và nỗ lực". 3 sọc kẻ trên hình tượng trưng cho 3 con sông ở Manchester: sông Medlock, sông Irwell và sông Irk.

Đây là hình ảnh logo đầu tiên của câu lạc bộ khi được thêu lên áo đấu của các cầu thủ.

Logo thứ 2 - Tưởng niệm thảm hoạ Munich 1958

su phat trien logo cua manchester united qua cac thoi ky

"Con đại bàng sẽ vươn cánh trỗi dậy từ đống tro tàn" là ý nghĩa của logo này.

Sau thảm hoạ hàng không Munich 1958, Manchester United gần như sụp đổ hoàn toàn. Đội hình chính của họ mất gần hết còn huấn luyện viên trưởng của đội bóng khi ấy - Sir Matt Busby bị chấn thương nghiêm trọng. Một mình trợ lý huấn luyện viên Jimmy Murphy đã lèo lái con thuyền Quỷ đỏ đứng dậy tiếp tục chiến đấu và băng băng vào đến trận chung FA Cup năm đó. Trước trận chung kết, câu lạc bộ đã đổi logo để tăng thêm sức mạnh tinh thần cho các cầu thủ.

Một con đại bàng vươn lên từ đống tro tàn là ngụ ý rõ ràng nhất của mẫu logo này. Đáng tiếc, thời gian được sử dụng của nó không lâu.

Logo thứ 3 - thập niên 60

su phat trien logo cua manchester united qua cac thoi ky

Logo thứ 3 của MU đã bắt đầu xuất hiện những nét giống với chiếc logo ngày nay.

Sự đơn giản đã được đề cao. Logo này mang dụng ý về một sự trở lại tươi mới hơn cho đoàn quân Quỷ đỏ. Chỉ duy nhất con tàu, ba đường sọc và tấm khiên được giữ lại - đó là biểu tượng của thành Manchester. Hai đoá hoa trắng ở hai bên có thể là đại diện cho hạt Yorkshire.

Một sự đổi mới không thể bỏ qua đó là kể từ đây, logo của câu lạc bộ đã bắt đầu xuất hiện hai dải băng trên dưới cùng hàng chữ "Manchester United" và "Football Club".

Logo thứ 4 - từ thập niên 70 cho đến gần cuối thế kỷ 20

su phat trien logo cua manchester united qua cac thoi ky

Màu sắc và hình ảnh đã được tối giản đi nhiều so với mẫu logo trước.

Logo thứ 4 của MU chứng kiến việc 3 đường kẻ sọc bị thay thế bởi hình ảnh một chú quỷ màu đỏ và kèm theo đó là hai đoá hoa ở hai bên được biến tấu khác đi. Logo này được cho là lấy cảm hứng từ đội bóng bầu dục của Salford City vốn được báo chí Pháp đặt biệt danh là Les Diables Rouges (dịch sang tiếng Anh là The Red Devils - những con quỷ đỏ) sau tour đấu thành công năm 1934.

Logo câu lạc bộ thường chỉ xuất hiện trên áo của các cầu thủ vào dịp diễn ra những trận đấu lớn như trận chung kết. Năm 1993, một thay đổi nhỏ đã được thực hiện khi chữ trên logo từ màu trắng đổi sang màu vàng.

Logo thứ 5 - từ năm 1998 đến nay

su phat trien logo cua manchester united qua cac thoi ky

Mẫu logo thứ 5 được sử dụng cho đến ngày nay.

Năm 1998, câu lạc bộ thực hiện công cuộc thay đổi logo lần thứ 5 và cho đến nay, đó là lần cuối cùng. Dòng chữ Football Club đã được bỏ đi và tên của đội được dàn trải đều ở cả trên và dưới tấm khiên.

Điều này thật sự rất quan trọng với một đội bóng đã bước đầu phát triển mạnh như MU. Không còn là một câu lạc bộ bóng đá đơn thuần, cái tên Manchester United giờ đây đã trở thành một thương hiệu lớn và việc giới thiệu nó theo cách ấn tượng nhất cực kỳ cần thiết. Đội ngũ thiết kế logo cho MU đã làm rất tốt điều này.

su phat trien logo cua manchester united qua cac thoi ky Tiết lộ nguyên do Man United từ chối kí hợp đồng với Ronaldo

Siêu sao của Real Madrid – Cristiano Ronaldo đã chính thức kí hợp đồng với Juventus, dập tắt những tin đồn về việc trở lại ...

su phat trien logo cua manchester united qua cac thoi ky Ronaldo quyết tỏa sáng tại World Cup vì... M.U

Báo chí Tây Ban Nha vừa tiết lộ nguyên nhân giúp Cristiano Ronaldo tỏa sáng rực rỡ tại World Cup 2018 với cú hat-trick ngoạn ...

su phat trien logo cua manchester united qua cac thoi ky M.U tiếp tục nổ “bom tấn” thứ 3 ở kỳ chuyển nhượng?

Ngay sau khi hoàn tất 2 thương vụ chuyển nhượng Fred và Diogo Dalot mới đây, Quỷ đỏ tiếp tục cho thấy sự tích cực ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.