Tai nạn giao thông khiến người ngồi sau tử vong, người cầm lái chịu trách nhiệm gì?

Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

Tôi có người bạn chở người khác bằng xe máy qua ngã 4 (ngã 4 không có đèn giao thông) thì bị tai nạn giao thông do xe tải tông. Vụ tai nạn khiến bạn tôi bị chấn thương sọ não còn người ngồi sau tử vong.

Hiện tại phía tài xế xe tải đã bồi thường người ngồi sau 150 triệu đồng, còn bạn tôi họ không bồi thường và đang khởi kiện. Trong khi đó, sau tai nạn bạn tôi thì không nhớ gì cả.

Liên quan đến vụ việc, công an kết luận bạn tôi sang đường không quan sát nên gây ra tai nạn. Nếu bị khởi kiện ra toà, bạn tôi sẽ bị phạt sao?

Bình Chu

Tai nạn giao thông khiến người ngồi sau tử vong, người cầm lái chịu trách nhiệm gì? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Công lý).

Lái xe gây tai nạn, người ngồi sau có được bồi thường

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp có liên quan quy định khác.

Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.

Ngoài ra, Bộ luật Dân sự có quy định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Theo đó:

Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây: Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Như vậy, pháp luật quy định các trường hợp người thân của bạn không phải bồi thường thiệt hại cho người bạn là:

- Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại: người bạn đó hoàn toàn không có lỗi cố ý gây ra tai nạn nên không thể thuộc trường hợp này.

- Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết. Trong đó:

+ Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

+ Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.

Trường hợp của bạn nêu, nếu đủ cơ sở chứng minh được người điều khiển xe máy đã có hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ dẫn đến hậu quả là gây thiệt hại đến tính mạng của người ngồi sau xe máy thì người điều khiển xe máy phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Tuy nhiên, gia đình bạn cũng không cần quá lo lắng vì hai lý do sau:

– Thứ nhất, thiệt hại của người ngồi sau không hoàn toàn do bạn của bạn gây ra nên cả người tài xế cũng có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này.

Tòa án sẽ căn cứ vào mức độ lỗi của người điều khiển xe máy để xác định mức bồi thường cụ thể, bạn của bạn không có nghĩa vụ bồi thường hoàn toàn thiệt hại trong trường hợp này.

– Thứ hai, mức bồi thường thiệt hại còn căn cứ vào khả năng kinh tế của người gây tai nạn (hoặc gia đình người gây tai nạn) vì trường hợp này chỉ là lỗi vô ý.

Cụ thể trong trường hợp này nếu hoàn toàn do lỗi của người lái xe máy gây ra tai nạn khiến ngồi sau tử vong thì ngoài truy cứu trách nhiệm hình sự còn phải bồi thường đối với thiệt hại của mình gây ra cho người ngồi đằng sau.

Do vậy, dù trong trường hợp người ngồi đằng sau có đồng ý để cho người cầm lái chở, mà khi có rủi ro tai nạn xảy ra gây thiệt hại mà thỏa mãn được các điều kiện nói trên thì người điều khiển phương tiện phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn về câu hỏi của độc giả. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do độc giả cung cấp.

Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến độc giả chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, rất mong nhận được ý kiến phản hồi của độc giả gửi tới: hoidapphapluatvnm@gmail.com.

Ủy ban ATGT Quốc gia: "Bắt vạ" 400 triệu đồng ngay sau tai nạn là vi phạm pháp luậtỦy ban ATGT Quốc gia: 'Bắt vạ' 400 triệu đồng ngay sau tai nạn là vi phạm pháp luật Vụ đòi "bồi thường" 400 triệu đồng sau tai nạn ở Lào Cai: "Ép" tài xế đưa tiền có thể bị xử lý hình sự?Vụ đòi 'bồi thường' 400 triệu đồng sau tai nạn ở Lào Cai: 'Ép' tài xế đưa tiền có thể bị xử lý hình sự? "Bắt vạ" 400 triệu sau tai nạn ở Lào Cai: "Quan điểm là không có chuyện ép lái xe ô tô phải bồi thường"'Bắt vạ' 400 triệu sau tai nạn ở Lào Cai: 'Quan điểm là không có chuyện ép lái xe ô tô phải bồi thường'
chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.