Vụ đòi 'bồi thường' 400 triệu đồng sau tai nạn ở Lào Cai: 'Ép' tài xế đưa tiền có thể bị xử lý hình sự?

Vụ hàng trăm người vây tài xế đòi "bồi thường" 400 triệu đồng sau tai nạn giao thông chết người ở Sa Pa (Lào Cai) đang thu hút sự chú ý từ dư luận.

Theo đó, vào khoảng 11h40 ngày 1/3, anh Hạng A Câu (SN 2004, thường trú tại xã Sa Pả) điều khiển xe máy mang BKS 24B2-150.50 lưu thông theo hướng Lào Cai- Sa Pa đã đâm trực diện vào xe ô tô con mang BKS 24A-029.19 do anh Nguyễn Trọng Nghĩa (sinh năm 1989, trú tại thành phố Lào Cai) điều khiển đi theo hướng Sa Pa - Lào Cai.

Sau khi va chạm, người điều khiển xe máy đã văng ra va vào một xe ô tô khách lưu thông theo hướng Lào Cai - Sa Pa. Vụ tai nạn đã làm anh Hạng A Câu tử vong tại chỗ và 2 phương tiện là xe máy cùng ô tô con bị hư hỏng nặng.

Sau khi vụ tai nạn xảy ra, người nhà nạn nhân cùng nhiều người dân địa phương đã kéo ra khu vực hiện trường vụ tai nạn gây mất trật tự nhằm mục đích "bắt đền tài xế".

Do người dân kéo ra đông đã dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Lực lượng chức năng địa phương đã phải tăng cường thuyết phục, vận động người dân và tiến hành phân luồng giao thông, xử lý vụ tai nạn. Sau khi cơ quan chức năng tiến hành khám nghiệm tử thi và các phương tiện đưa về công an huyện, đoạn đường mới được thông xe trở lại.

Vụ đòi bồi thường 400 triệu đồng sau tai nạn ở Lào Cai: Ép tài xế đưa tiền có thể bị xử lý hình sự? - Ảnh 1.

Hiện trường vụ tai nạn.

Quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ

Điều này đã được quy định tại các Thông tư của Bộ Công an: Thông tư số 77/2012/TT-BCA ngày 28/12/2012 quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông đường bộ, Thông tư số 06/2013/TT-BCA ngày 29/01/2013 quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt của Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt và Thông tư số 73/2012/TT-BCA ngày 05/12/2012 quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường thủy nội địa của lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy.

Việc điều tra khi xảy ra tai nạn giao thông có người chết tại hiện trường (kể cả chết trên đường đi cấp cứu) thì phải báo cáo cho đơn vị cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thụ lý điều tra theo quy định phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác điều tra giải quyết tai nạn giao thông của lực lượng cảnh sát nhân dân.

Nếu có những dấu hiệu tội phạm trong vụ tai nạn giao thông này thì CSGT có trách nhiệm bàn giao cho đơn vị điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền. Trong trường hợp này, các phương tiện sẽ được tạm giữ theo quy định về thu thập và bảo quản vật chứng theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Căn cứ quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính thì: "Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề…."

Trường hợp nào là chống người thi hành công vụ

Một số người dân có hành vi cản trở việc đưa thi thể ra khỏi hiện trường, cản trở điều tra giải quyết tai nạn giao thông thì tùy theo tính chất mức độ có thể sẽ phải chịu trách nhiệm về tội Chống người thi hành công vụ theo Điều 330 BLHS 2015.

Cụ thể, điều 330 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội chống người thi hành công vụ như sau:

"1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

đ) Tái phạm nguy hiểm".

Người phạm tội phải thỏa mãn một trong 3 hành vi khách quan sau:

- Hành vi dùng vũ lực (dùng sức mạnh vật chất tấn công, hành hung) cản trở người thi hành công vụ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

- Hành vi đe dọa dùng vũ lực (uy hiếp tinh thần) làm cho người thi hành công vụ sợ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao, hoặc ép buộc họ thực hiệm hành vi trái pháp luật.

- Hành vi dùng thủ đoạn khác (như lăng mạ, bôi nhọ hoặc vu khống…) nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

"Ép buộc" tài xế đưa tiền có thể bị xử lý hình sự

Ngoài ra, tại thời điểm đó, nếu gia đình nạn nhân có thể do họ bức xúc, chưa biết đúng sai giữa các bên nhưng thấy người nhà bị chết nên yêu cầu lái xe ô tô bồi thường tiền trước để lo chi phí mai táng.

Sau đó, 2 bên đã đồng ý ứng trước mức hỗ trợ cho gia đình nạn nhân là 200 triệu đồng. Nếu việc bồi thường này đã được lái xe ô tô và gia đình họ thỏa thuận bồi thường ngay 200 triệu đồng trước sự chứng kiến của cơ quan pháp luật. Đây là thỏa thuận dân sự bồi thường của 2 bên thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp, gia đình nạn nhân yêu cầu bồi thường mà tài xế không đồng ý; nên có hành vi uy hiếp, dọa nạt để buộc tài xế đưa tiền thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp sử dụng vũ lực bắt ép lái xe ô tô phải trả tiền, thì mới có dấu hiệu phạm tội Cướp tài sản.

Lưu ý: Thực tế cho thấy tài sản đã bị chiếm đoạt trong tội cướp thường là vật, tiền hoặc giấy tờ trị giá được bằng tiền, còn quyền tài sản hầu như chưa thấy xảy ra hoặc khó có thể là đối tượng chiếm đoạt của tội này. Đối với tài sản là vật thì thông thường bao giờ động sản (như tiền, vàng, xe máy…) cũng là đối tượng của tội cướp tài sản.

Hậu quả có xảy ra hay không (tức có lấy được tài sản hay không), giá trị tài sản ít hay nhiều không làm ảnh hưởng đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội mà chỉ có ý nghĩa về định khung hình phạt.

Thời điểm hoàn thành của tội phạm này được xác định từ lúc người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm.

"Bắt vạ" 400 triệu sau tai nạn ở Lào Cai: "Quan điểm là không có chuyện ép lái xe ô tô phải bồi thường" 'Bắt vạ' 400 triệu sau tai nạn ở Lào Cai: 'Quan điểm là không có chuyện ép lái xe ô tô phải bồi thường' Vụ người dân "bắt vạ" 400 triệu sau tai nạn ở Lào Cai: Cơ quan chức năng lên tiếngVụ người dân 'bắt vạ' 400 triệu sau tai nạn ở Lào Cai: Cơ quan chức năng lên tiếng Không chịu di chuyển thi thể người bị tai nạn giao thông để 'bắt đền' 400 triệu Không chịu di chuyển thi thể người bị tai nạn giao thông để "bắt đền" 400 triệu


chọn
Điều gì đang diễn ra trên thị trường BĐS công nghiệp?
Viện Kinh tế Xây dựng đánh giá Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư BĐS công nghiệp ngoại, giá thuê đất bình quân và giá thuê nhà xưởng, kho bãi trong quý I đã tăng 2-3% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo quý II, nhu cầu thuê và tỷ lệ lấp đầy tại các KCN có thể tăng nhẹ.