Tại sao không nên áp dụng thưởng phạt trong giáo dục trẻ?

Trẻ cần hiểu rằng thành công, thất bại, các phần thưởng hay sự đánh giá của người khác, chẳng có gì quan trọng bằng niềm tin của nó vào chính bản thân nó.
tai sao khong nen ap dung thuong phat trong giao duc tre Hãy để con được khóc và tự đối mặt với cảm xúc của con

Nhiều bố mẹ có thói quen thưởng sao cho con (ví dụ cuối ngày hôm nay con ăn tốt thì được 5 sao, bình thường thì 3 sao, khi nào đủ sao con sẽ được mua món đồ gì đó). Tuy nhiên cách thưởng này chưa hẳn đã là cách giáo dục phù hợp với trẻ nhỏ.

Thưởng và phạt luôn đi đôi với nhau. Nếu có thưởng thì đương nhiên có phạt. Ta đừng nghĩ giới hạn rằng ta thưởng sao thì chuyện ít/nhiều sao sẽ không ảnh hưởng đến thái độ và niềm tin của con đối với cuộc sống. Khi có ít sao, con cảm thấy không vui; vì thế, không có được món đồ con thích cũng là một hình phạt. Ta không nhìn thấy diễn biễn tâm lý như những ngôi sao dùng để thưởng con, nhưng diễn biến tâm lý đó còn thật hơn mấy ngôi sao gấp ngàn lần.

tai sao khong nen ap dung thuong phat trong giao duc tre
Khi đứa con biết không có tiền thưởng, nó còn làm nữa không?

Có một ông bố tự hào kể rằng thằng con đã biết chăm chỉ làm việc nhà. Bí quyết là trả tiền cho nó. Vậy để tôi lật ngược lại vấn đề: khi đứa con biết không có tiền thưởng, nó còn làm nữa không? Khi nó biết có tiền nhưng ít hơn mức bình thường, không "bõ" công làm, nó có làm nữa không?

Thành quả giáo dục không thể đong đếm theo sao, điểm, hay thành tích. Bạn thử dùng những thứ đó, bạn sẽ lãnh hậu quả: đứa trẻ học để chứng tỏ, để chiều lòng người lớn, để được thưởng. Nó bị lệ thuộc vào một hệ thống giá trị giả, hệ thống này sẽ bào mòn giá trị thực của nó.

Khi đứa trẻ làm và học, nó cần hiểu rằng hạnh phúc chính là ở trong quá trình và nỗ lực. Đây là thứ mà người lớn phải học trẻ nhỏ chứ thường không dạy được chúng. Vì người lớn đã quá quen với các giá trị giả, các phần thưởng như sự tán thưởng, khen ngợi, tiền bạc, học hàm học vị, chức tước, danh vọng,... Đa số người lớn, khi làm điều gì, không còn để ý tới cảm xúc và sự hứng thú của bản thân, và không quan tâm đến việc mình sẽ học được gì. Thay vào đó, họ hỏi: "tôi sẽ nhận được gì? tôi sẽ được lợi gì?"

tai sao khong nen ap dung thuong phat trong giao duc tre
Trẻ cần hiểu rằng thành công, thất bại, các phần thưởng hay sự đánh giá của người khác, chẳng có gì quan trọng bằng niềm tin của nó vào chính bản thân nó.

Đứa trẻ cần học cách duy trì niềm hạnh phúc thuần khiết của nó khi được học, được làm. Đứa trẻ cần học cách tự đánh giá kết quả của việc nó làm, song đừng vì thế mà huênh hoang, và cũng đừng vì thế mà xấu hổ hay cảm thấy mình thua kém ai.

Đứa trẻ cần học cách hạnh phúc với chính nó, và nỗ lực cùng lúc đó. Nó cần hiểu rằng thành công, thất bại, các phần thưởng hay sự đánh giá của người khác, chẳng có gì quan trọng bằng niềm tin của nó vào chính bản thân nó. Nó cần hiểu rằng nó cần bảo vệ niềm tin đó mọi lúc mọi nơi, và niềm tin đó mới là sức mạnh đích thực.

Để xây dựng niềm tin đó, các bậc phụ huynh hãy vứt bỏ ngay các kiểu thưởng-phạt (thưởng phạt cũng có thể là khen ngợi thái quá hoặc trách móc làm tổn thương con) Thay vào đó, hãy tin tưởng con, khuyến khích con nỗ lực, chấp nhận khi con không được như mong đợi, an ủi con và ở bên con, khẳng định lại giá trị của con với con.

Nói cách khác, chỉ có yêu thương vô điều kiện mới tạo nên nhân cách lớn sau này ở đứa trẻ.

tai sao khong nen ap dung thuong phat trong giao duc tre
chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.