Tại sao mẹ Trung Quốc ở Anh vẫn chọn ở cữ sau sinh?

Dù rất xa lạ với người phương Tây, nhưng tục lệ ở cữ sau sinh đối với phụ nữ vẫn được nhiều bà mẹ Trung Hoa ở Anh thực hành một cách nghiêm ngặt.
 

1 tháng giam mình trong nhà sau khi sinh con

Ở cữ sau sinh là khi các bà mẹ mới sinh con không rời khỏi nhà, không tiếp khách hay không tắm trong vòng 1 tháng kể từ ngày bé chào đời. Một số nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc đều thực hành việc này và hiện nó vẫn rất phổ biến trong cộng đồng người Hoa ở Anh. Các chuyên gia cảnh báo, rất ít người trong lĩnh vực y tế biết đến hiện tượng này.

tai sao me trung quoc o anh van chon o cu sau sinh
1 tháng giam mình trong nhà sau khi sinh con. (Ảnh: BBC)

Ching Ching Turner, một phụ nữ hiện đang sống ở London cho biết, cô đã không rời nhà kể từ lúc sinh con vào 28 ngày trước. “Ở cữ là việc rất quan trọng”. Theo quan niệm truyền thống, thời điểm này, hệ miễn dịch của cả mẹ và con đều rất yếu. “Với chúng tôi, nếu không tuân thủ việc ở cữ, bạn sẽ tạo bất lợi cho chính mình”.

Ở Trung Quốc, có những bệnh viện cho phép sản phụ ở lại trong vòng 1 tháng, đôi khi chỉ để nhìn thấy con họ 1 lần mỗi ngày. Y dược cổ truyền của nước này nhấn mạnh rằng, phụ nữ sau sinh rất dễ bị tác động bởi không khí lạnh và trở bệnh là lẽ tất yếu.

Turner tâm sự, cô “cũng thực hiện ở cữ nhưng theo chiều hướng hiện đại” bởi cô vẫn tắm. Nhưng khi thổ lộ ý định ở cữ với chồng cô, một người sinh ra tại Anh, anh đã tỏ ra vô cùng kinh ngạc. “Tôi không nghĩ rằng anh ấy nhận ra việc ở cữ tuân thủ một loạt các quy tắc. Có đôi chút khó khăn cho chồng tôi vì anh muốn khoe em bé với mọi người. Nhưng giờ thì chúng tôi đã gần hoàn tất 1 tháng ở cữ rồi và rõ ràng chồng tôi đã nhận thấy những lợi ích khi làm thế”.

Tiến sĩ Kit Wu, chuyên gia thần kinh tại Bệnh viện King’s College, cho biết, ở cữ sau sinh là một truyền thống ăn sâu bám rễ trong văn hoá Trung Quốc tới mức “chính bản thân tôi cũng thực hành việc này. Một số quy định rất nghiêm ngặt với phụ nữ sau sinh khi ở cữ 1 tháng là bạn không được uống nước lạnh, không thực sự được tắm, gội đầu cũng không được và rõ ràng là không đi ra ngoài phạm vi ngôi nhà.

Một số phụ nữ tuân thủ chặt chẽ việc ở cữ tới mức họ thực sự không ra khỏi giường trong 2 tuần đầu và sau đó chỉ vận động ở mức tối thiểu”.

tai sao me trung quoc o anh van chon o cu sau sinh
"Ở cữ sau sinh là một truyền thống ăn sâu bám rễ trong văn hoá Trung Quốc tới mức “chính bản thân tôi cũng thực hành việc này", tiến sĩ Wu nói.

Tiến sĩ Wu đặc biệt quan tâm tới tác động của việc ở nữ đối với những phụ nữ Trung Quốc ở Anh nhưng bị trầm cảm sau sinh. “Những phụ nữ mới làm mẹ có thể thường bị bỏ lại trong sự cô quạnh và họ gặp khó khăn khi phải đối mặt với chuyện đó”, tiến sĩ Wu giải thích, và bổ sung rằng, nhiều người che giấu triệu chứng của mình, không dám nói cho các nhân viên y tế biết bởi lo sợ áp lực trong cộng đồng Trung Quốc khi họ luôn coi sinh nở là khoảng thời gian hạnh phúc.

Tiến sĩ cũng lo ngại việc khi các bà mẹ gặp vấn đề về sức khoẻ, họ cố gắng tự giải quyết và như vậy, có thể gây hại cho sức khoẻ của cả mẹ và bé”.

Trong trường hợp tiến sĩ Wu, mẹ cô đã bay từ Singapore sang để chăm sóc con gái sau sinh.

Không chỉ là vấn đề chăm sóc phụ nữ sau sinh

Theo tiến sĩ Wu, các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ chính thống chưa thực sự chú ý tới cộng đồng người Trung Quốc ở Anh. Bản thân trường đào tạo các bà đỡ Royal Colleges of Midwives, trung tâm hỗ trợ sự phát triển của dịch chuyên gia y tế chăm sóc tại nhà Institute of Health Visiting cũng như nhiều tổ chức từ thiện về sức khoẻ tâm thần của người mẹ cho biết, họ có rất ít, thậm chí không có chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ người Trung Quốc tại Anh.

Tiến sĩ Lip Lee, bác sĩ chuyên khoa ung thư lâm sàng ở bệnh viện Christie’s Hospital, tiết lộ, tồn tại một xu hướng trong cộng đồng người Trung Quốc ở Anh là giữ “bộ mặt can đảm” – bao gồm cả những vấn đề liên quan tới ung thư. “Ngay cả khi bác sĩ hỏi họ có đau không, họ có thể phủ nhận điều đó. Họ cảm thấy “nếu tôi bị ung thư thì đó là việc đã rồi và tôi nên chịu đựng đau đớn” hoặc “chỉ cần chữa bằng y dược cổ truyền là được rồi”.

Các chuyên gia cũng gợi ý rằng, quyết định không tìm kiếm sự giúp đỡ còn gây hại cho thành viên cao tuổi - những người phải sống một mình khi già cả - trong cộng đồng người Hoa ở Anh.

“Có cả một thế hệ những người di cư đầu tiên hiện sống ở Anh và họ rất cách biệt”, Eddie Chan thuộc trung tâm sống lành mạnh của người Trung Quốc (Chinese Healthy Living Centre) ở London, chia sẻ. Ông cũng cho biết thêm, tình trạng sa sút trí tuệ bị cộng đồng người Hoa tại Anh kỳ thị nặng nề. “Họ sẽ gặp khó khăn rất lớn trong việc tìm kiếm bất cứ dịch vụ chăm sóc sức khoẻ chính thống nào quan tâm tới nhu cầu của họ”, một phần có thể nằm ở rào cản ngôn ngữ.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.