Tại sao người Việt chết vì ung thư nhiều đến thế?

Người Việt chết vì ung thư nhiều do thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm, thói quen ăn uống sinh hoạt không khoa học. Nhưng còn một nguyên nhân cốt lõi khác, quan trọng không kém và ít khi được nhắc đến, 

Trong những năm qua, có rất nhiều nghệ sĩ, ngôi sao Việt ra đi vì căn bệnh ung thư quái ác. Đầu tháng 9, tin cố nghệ sĩ Hán Văn Tình qua đời sau gần hai năm chống chọi với căn bệnh ung thư phổi khiến nhiều người bàng hoàng, xót xa.

Tháng 9 chưa qua đi, thì người hâm mộ và giới nghệ sĩ lại đón tiếp một tin buồn nữa. Ca sỹ Minh Thuận, ca sỹ của những bản hít đình đám một thời “Tình thơ”, “Tình phai”, “Nỗi đau ngọt ngào”, cũng không thoát khỏi lưỡi hái tử thần mang tên ung thư.

tai sao nguoi viet chet vi ung thu nhieu den the
Việt Nam có tỷ lệ chết vì ung thư cao nhất nhì thế giới.

Năm ngoái, năm 2015 chứng kiến sự ra đi đầy đau đớn của cố nhạc sỹ, ca sỹ Trần Lập và người mẫu trẻ Duy Nhân. Những năm trước nữa là ca sỹ Wanbi Tuấn Anh, là diễn viên Văn Hiệp, là đạo diễn trẻ Huỳnh Phúc Điền. Tất cả đều rời xa trần thế bởi một căn bệnh chung, ung thư.

Chưa bao giờ ung thư được nhắc tên nhiều đến thế. Nó thực sự trở thành vấn nạn quốc gia khi thống kê cho thấy Việt Nam có tỷ lệ chết vì ung thư cao nhất nhì thế giới. Nguyên nhân càng ngày càng có nhiều người Việt mắc ung thư và tử vong vì ung thư được cho là do thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm, thói quen ăn uống sinh hoạt không khoa học. Nhưng còn một nguyên nhân cốt lõi khác, quan trọng không kém và ít khi được nhắc đến, đó là người Việt không có thói quen khám sức khỏe định kỳ.

Sợ như sợ đi khám sức khỏe

Nếu như ở các nước phương Tây và một số nước phát triển ở châu Á, việc khám sức khỏe định kỳ được coi là một thói quen, một việc nhất định phải làm, thì ở Việt Nam, người dân hầu như không có khái niệm này.

tai sao nguoi viet chet vi ung thu nhieu den the
Nhiều người Việt ngại đi khám sức khỏe vì "khám rồi sẽ ra bệnh".

Mỗi khi hắt hơi, sổ mũi, ho hoặc cơ thể phát ra triệu chứng nào đó, đa phần người dân sẽ đến hiệu thuốc, mô tả triệu chứng với dược sỹ và sẽ mua được ngay loại thuốc trị bệnh. Chỉ đến khi nào cơ thể quá mệt mỏi, quá sức chịu đựng thì mới đành lòng đến bệnh viện khám.

Người Việt có nỗi sợ đi khám sức khỏe. Mà lý do sợ đi khám lại không giống ai. Sợ đông đúc, chen lấn, chật chội, tốn tiền thì cũng có thể thông cảm. Nhưng sợ đi khám vì “khám rồi sẽ ra bệnh” thì thật buồn cười và khó có thể hiểu nổi.

Giảm nguy cơ mắc ung thư nhờ đi khám sức khỏe thường xuyên

tai sao nguoi viet chet vi ung thu nhieu den the
Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, nâng cao hiệu quả điều trị.

Người dân chưa coi trọng việc khám sức khỏe định kỳ, vì chưa nhận thức được những lợi ích mà nó mang lại. Khám sức khỏe định kỳ được thực hiện 3-6 tháng một lần. Danh mục khám, xét nghiệm rất đa dạng. Quan trọng hơn cả là một số loại bệnh, đặc biệt là ung thư có thể được chẩn đoán, phát hiện sớm nhờ khám sức khỏe định kỳ.

Ung thư là căn bệnh hiểm ác, nhưng nếu được phát hiện ở giai đoạn khởi phát, sẽ có lợi cho việc điều trị và kéo dài thời gian sống. Một số loại ung thư phổ biến như ung thư vú, ung thư vòm họng, ung thư tuyến giáp có tỷ lệ sống rất cao nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu.

Vấn đề là các loại bệnh ung thư thường ít phát ra triệu chứng rõ ràng khi ở giai đoạn sớm, chỉ khi bệnh tiến triển nặng, mới có những biểu hiện buộc người bệnh phải đi khám. Khi này thì đã quá muộn và ít có khả năng sống sót.

Thế nên việc khám sức khỏe thường xuyên có ý nghĩa rất lớn trong việc tầm soát, phát hiện sớm ung thư và giảm nguy cơ mắc ung thư.

Nên khám gì để phát hiện sớm ung thư?

tai sao nguoi viet chet vi ung thu nhieu den the
Xét nghiệm máu, nước tiểu, chụp X-quang, siêu âm, chụp cộng hưởng từ là một số chẩn đoán cần thực hiện để phát hiện sớm ung thư.

Tùy từng loại ung thư, sẽ có các xét nghiệm, chẩn đoán riêng biệt. Nhưng nói chung, để phát hiện sớm mầm bệnh ung thư, người khám cần thực hiện các chẩn đoán sau:

- Xét nghiệm máu, nước tiểu

- Chẩn đoán hình ảnh (chụp X quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ hoặc PET-CT)

- Tế bào học và các phương pháp khác.

Với nữ giới, đối tượng dễ mắc ung thư vú và ung thư cổ tử cung, thì nên định kỳ khám lâm sàng, siêu âm vú và chụp X-quang vú. Để tầm soát ung thư cổ tử cung, phụ nữ nên làm xét nghiệm Pap smear (phết tế bào cổ tử cung để phát hiện tế bào bất thường gây ung thư). Nam giới dễ mắc ung thư phổi, ung thư gan, ung thư đại trực tràng, tuyến tiền liệt thì nên khám định kỳ kết hợp chụp X-quang để sàng lọc ung thư.

Anh Đào

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.