Tài xế Mercedes tông chết 2 phụ nữ ở hầm Kim Liên: Gây tai nạn rồi bỏ chạy xử phạt thế nào?

Khoản 17 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ cũng quy định bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông để trốn tránh trách nhiệm là một trong hành vi bị nghiêm cấm.

Ngày 1/5, Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đang thụ lý điều tra một vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra vào rạng sáng cùng ngày.

Theo báo cáo nhanh của Ban ATGT thành phố Hà Nội, vào 0h10 ngày 1/5/2019, Lê Trung Hiếu (SN 1980, trú tại Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình) điều khiển xe ô tô Mercedes 30F-154.xx đi trên đường hầm Kim Liên hướng Tạ Quang Bửu thì bất ngờ tông vào xe máy chở theo hai người là chị Đinh Thị Hải Yến (SN 1976, quận Hai Bà Trưng) và chị Trần Thị Quỳnh (SN 197, quận Đống Đa). Vụ tai nạn khiến 2 phụ nữ này tử vong.

Sau cú va chạm, tài xế ô tô không dừng lại giải quyết mà tiếp tục lái xe bỏ chạy đến đường Đại Cồ Việt thì bị bắt giữ. Tại thời điểm gây tai nạn, nồng độ cồn đo được của lái ô tô là 0,751mg/1l khí thở.

Khi xảy ra tai nạn, người liên quan phải làm gì?

Tài xế Mercedes tông chết 2 phụ nữ ở hầm Kim Liên: Gây tai nạn rồi bỏ chạy xử phạt thế nào? - Ảnh 1.

Hiện trường vụ tai nạn. (Ảnh: Otofun/Facebook).

Theo Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn phải có các trách nhiệm sau:

- Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

- Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;

- Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

Khoản 17 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ cũng quy định bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông để trốn tránh trách nhiệm là một trong hành vi bị nghiêm cấm.

Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử lý thế nào?

Xử lý hành chính: Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn nhưng không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ bị xử lý như sau:

- Đối với người điều khiển ô tô: Mức phạt từ 5 - 6 triệu đồng.

- Đối với người điều khiển xe máy: Mức phạt từ 2 - 3 triệu đồng.

- Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp điện: Mức phạt từ 100.000 đồng - 200.000 đồng.

Xử lý hình sự: Ngoài mức xử phạt hành chính nêu trên, người gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn còn có thể bị xử lý hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông theo quy định của Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Theo đó, việc bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông được quy định là một tình tiết tăng nặng trong Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông. Mức phạt cao nhất đối với hành vi này là 15 năm tù.

Tài xế Mercedes tông chết 2 phụ nữ ở hầm Kim Liên: Gây tai nạn rồi bỏ chạy xử phạt thế nào? - Ảnh 2.

Hiện trường vụ tai nạn trong hầm Kim Liên

Cụ thể, Bộ Luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:

Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ một năm đến 5 năm: 

(a) Làm chết người; (b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; (c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; (d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm: (a) Không có giấy phép lái xe theo quy định; (b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; (c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; (d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; (đ) Làm chết 2 người; (e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; (g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỉ đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm: (a) Làm chết 3 người trở lên; (b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; (c) Gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỉ đồng trở lên.

Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến một năm.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm.

Như vậy, trong vụ việc tai nạn trên tài xế đã có hành vi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm: 

chọn
[LIVE] ĐHĐCĐ Đạt Phương: Khu đô thị tại Quảng Bình có thể sáng sủa vào 2025, dự án Cồn Tiến còn vướng 1 hộ dân
Năm 2024, Đạt Phương đặt kế hoạch doanh thu thuần hợp nhất 4.566 tỷ đồng và lãi sau thuế 343,5 tỷ đồng. Với mảng bất động sản, năm nay Đạt Phương sẽ tập trung triển khai khu đô thị Cồn Tiến và Casamia Hội An, đồng thời tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các dự án công nghiệp.