Tăng giá giữ xe để hạn chế ôtô cá nhân, tại sao không?

'Xu thế hiện nay trên thế giới là hạn chế chỗ đậu xe, tăng giá giữ xe để điều chỉnh hành vi người đi xe cộ, chứ không phải chạy theo đáp ứng nhu cầu như Việt Nam đang làm'.
tang gia giu xe de han che oto ca nhan tai sao khong

Điểm giữ xe máy tại tòa nhà Samco trên đường Võ Văn Kiệt, Q.1, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đây là trao đổi của PGS.TS NGUYỄN THỊ BÍCH HẰNG - chuyên gia quản lý giao thông Trường ĐH Giao thông vận tải cơ sở 2 (TP.HCM) - với Tuổi Trẻ, nhân TP Hà Nội tăng phí giữ xe, tạo ra tranh luận giữa người ủng hộ và không ủng hộ.

tang gia giu xe de han che oto ca nhan tai sao khong

"Nhiều nước còn quy định không được đậu quá ba tiếng. Có trả nhiều tiền cũng không cho đậu lâu hơn, chủ xe không quay lại lấy xe sẽ bị cẩu xe đi."

PGS.TS Nguyễn Thị Bích Hằng nói: "TP Hà Nội làm đúng, đây là việc mà thế giới đã làm từ lâu nhưng Việt Nam lại làm ngược lại".

Tuổi Trẻ xin giới thiệu ý kiến này.

Quan điểm sai lầm

Chuyện tăng phí đậu, giữ xe trên thế giới áp dụng nhiều, người ta gọi đó là chính sách quản lý đậu xe - một trong những chính sách cơ bản trong quản lý nhu cầu giao thông mà nhiều quốc gia đang sử dụng.

Đây là việc cân đối nhu cầu giao thông cá nhân với giao thông công cộng để làm sao đẩy mạnh sử dụng giao thông công cộng, sử dụng các hạ tầng giao thông một cách có hiệu quả.

Cơ bản nhất là chính sách về quản lý chỗ đậu.

Ở Việt Nam khi xây một tòa nhà thì yêu cầu để được cấp phép là phải đáp ứng được chỗ đậu xe tối thiểu. Đây là quan điểm sai lầm, nhiều nước người ta đã thay đổi quan điểm từ lâu."

Để quản lý đậu xe và hạn chế sử dụng xe cá nhân người ta chỉ quy định là muốn xây tòa nhà này thì chỉ được xây dựng tối đa bao nhiêu chỗ đậu xe. Tức là không chạy theo nhu cầu mà đi điều chỉnh bằng phương pháp khoa học nhất.

Thứ hai, việc thu phí đậu xe ở Việt Nam cũng đi ngược lại với quy tắc quản lý đậu xe. Ở Việt Nam đậu xe một giờ hay một ngày gần như đều thu phí như nhau. Trong khi lẽ ra đậu bao nhiêu thời gian phải trả bấy nhiêu tiền.

Nhiều nước còn quy định không được đậu quá ba tiếng. Có trả nhiều tiền cũng không cho đậu lâu hơn, chủ xe không quay lại lấy xe sẽ bị cẩu xe đi.

tang gia giu xe de han che oto ca nhan tai sao khong

PGS.TS Chu Công Minh (Trường ĐH Bách khoa TP.HCM):Không thể chạy mãi theo nhu cầuGóc độ cá nhân tôi hoàn toàn đồng tình việc cần tăng giá giữ xe trong khu vực nội đô - vì đây là một trong những công cụ trong vấn đề quản lý nhu cầu đi lại.

Rõ ràng chỗ đậu xe thoải mái, giá rẻ... càng thu hút người ta chọn phương tiện cá nhân.

Ở Mỹ cũng như nhiều nước khác người ta không cấm hay hạn chế các phương tiện cá nhân nhưng thông qua chính sách quản lý nhu cầu đi lại, buộc người dân khi đi đâu đó phải chọn một phương thức di chuyển có lợi, phù hợp cho mình.

Ở Việt Nam cũng có thể thực hiện theo mô hình quản lý nhu cầu đi lại này, thông qua đó từng bước hạn chế phương tiện cá nhân.

Rõ ràng khi người đi xe từ nơi này đến nơi khác trong nội thành thấy rằng đi ôtô cá nhân ít có bãi giữ xe, giá giữ xe cao, đậu ngoài đường bị phạt nặng... không thuận tiện bằng phương tiện công cộng... dần dần họ chuyển sang đi xe buýt chẳng hạn.

Tôi nghĩ chính quyền cần quyết liệt, quyết đoán, đương đầu với những vấn đề này chứ không thể chạy theo nhu cầu mãi được.

Q.KHẢI

Cơ quan quản lý đừng ngại va chạm

Đang có sự lẫn lộn khi nhiều người vẫn xem dịch vụ đậu, giữ xe như là dịch vụ công ích. Và cơ quan quản lý đã quy định mức giá trần cho dịch vụ này lại càng sai. Dịch vụ giữ xe chỉ được coi là công ích tại các điểm như trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính... và có thể quy định mức giá thấp.

Còn đối với khu vực thương mại dịch vụ phải tính theo giá dịch vụ của thị trường, người đi mua sắm, đi chơi, hoàn toàn không sử dụng dịch vụ công nào tất nhiên phải chịu mức phí cao hơn. Nếu không đồng ý mức phí đó, người sử dụng ôtô riêng có thể chọn phương tiện khác hoặc địa điểm khác để đến.

Một số nơi như ở Seoul (Hàn Quốc) còn có cả mức phí làm phát sinh nhu cầu giao thông, khi đó nhà nước không đánh thuế vào người tham gia giao thông mà đánh vào chủ đầu tư xây dựng các công trình.

Chẳng hạn chủ đầu tư công trình dự kiến có 1.000 chỗ đậu xe phải đóng phí để giải quyết vấn đề giao thông liên quan đến 1.000 chỗ đậu xe và phát sinh giao thông khác liên quan đến công trình.

Ngoài ra mức phí còn có thể tăng thêm tùy vị trí công trình, khu vực tắc nghẽn nhiều thì đơn giá sẽ cao hơn khu vực khác.

Có những chính sách rất hay trên thế giới, chúng tôi từng chia sẻ với những người có trách nhiệm trong ngành giao thông nhưng vẫn chưa được áp dụng nhiều. Có lẽ vấn đề thuế phí ở Việt Nam rất nhạy cảm cho nên các cơ quan quản lý còn ngại đề cập đến.

Còn mở đường, dân còn sắm xe

"Chúng ta đang phát triển giao thông theo cách tăng cung về hạ tầng để thỏa mãn nhu cầu.

Nhưng bản thân việc tăng cung lại kích thích tăng cầu, không bao giờ giải quyết được hết vấn đề. Nhiều nước trên thế giới sau khi tăng cung mãi nhưng cũng không xuể, phải chuyển sang điều tiết cầu.

Theo tôi, cần tập trung cung cấp các dịch vụ giao thông công cộng tốt hơn cho người dân, thay vì thỏa mãn sự lưu thông của nhiều phương tiện giao thông trên đường. Và cơ quan quản lý cần dám đương đầu, cương quyết khi đã chọn được biện pháp khoa học".

Giá giữ xe tại TP.HCM điều chỉnh linh hoạt Theo quyết định 6888 của UBND TP.HCM (hiệu lực ngày 1-1-2017) về giá dịch vụ giữ xe được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước trên địa bàn TP, việc giữ xe máy được phân làm 3 nhóm như: trường học, bệnh viện; chợ, siêu thị, chung cư; khu vui chơi giải trí tương ứng với mức giá cụ thể cho từng nhóm đã được ban hành.

Đối với ôtô cũng phân làm 2 khu vực: trung tâm và các quận, huyện còn lại cũng có mức giá cụ thể. Tuy nhiên đối với các bãi chuyên về giữ xe đầu tư với nguồn vốn ngoài ngân sách có giá áp dụng riêng.

Các đơn vị đầu tư giữ xe dạng này trên cơ sở tình hình đầu tư lập đề án về giá trình các cơ quan chức năng thẩm định trước khi UBND TP phê duyệt. Mới đây, nhà giữ xe trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất được duyệt mức giá mới theo dạng này.

Q.K.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.