Từ nay đến cuối năm, mua ô tô sản xuất tại Việt Nam được giảm 50% phí trước bạ

Từ nay đến hết năm 2020, khách hàng khi mua các mẫu xe sản xuất, lắp ráp trong nước chính thức được giảm 50% phí trước bạ.

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về Dự thảo Nghị quyết các nhiệm vụ giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trận tự an toàn xã hội, trong bối cảnh đại dịch Covid - 19.

Trong đó, Thủ tướng đồng ý giảm tới 50% phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, đến hết năm 2020 để kích thích tiêu dùng.

Thủ tướng đồng ý giảm 50% phí trước bạ đối với ô tô sản xuất trong nước - Ảnh 1.

Từ nay đến hết năm 2020, khách hàng khi mua các mẫu xe sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ chính thức được giảm 50% phí trước bạ. (Ảnh: Kinh tế & Tiêu dùng).

Trước đó, trong tháng 4/2020, Bộ Công Thương đã đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua dịch Covid - 19. Nhưng Bộ Tài chính không đồng ý với đề xuất này, cho rằng còn nhiều ý kiến khác nhau và chưa đủ cơ sở đánh giá tác động của việc giảm lệ phí đối với ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam.

Theo Bộ Tài chính, ưu đãi này có thể vi phạm cam kết WTO, và không công bằng với những mặt hàng phải nộp lệ phí trước bạ khác, cũng thuộc ngành hàng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.

Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các Bộ tiếp tục làm việc với nhau để thống nhất.

Hiện các dòng xe dưới 9 chỗ tại Việt Nam phải chịu 10% lệ phí trước bạ, và con số này ở Hà Nội là 12%.

Với quyết định này của Thủ tướng, các dòng xe lắp ráp, sản xuất trong nước như VinFast, Honda, Toyota,… sẽ chỉ chịu phí trước bạ từ 5% - 6%, trong khi đó các mẫu xe nhập khẩu vẫn phải nộp lệ phí 10% - 12% giá trị xe.

Theo tính toán dựa trên giá bán trung bình các mẫu xe lắp ráp, sản xuất trong nước, với việc giảm 50% lệ phí trước bạ, người mua xe sẽ tiết kiệm được một khoản tiền thấp nhất là 15 triệu và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/xe.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường tính đến hết tháng 4/2020 giảm 36% so với cùng kì năm ngoái. Trong đó, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước giảm 33% trong khi xe nhập khẩu giảm 40% so với cùng thời điểm năm 2019.

Trong một diễn biến khác, một ông lớn trong làng sản xuất ô tô tại Việt Nam là Honda, đang có ý định dừng sản xuất chuyển sang nhập khẩu khi chứng kiến doanh số sụt giảm tới 52% trong tháng 4/2020.

Theo Giám đốc điều hành Honda Việt Nam, nếu tình hình dịch bệnh còn kéo dài trong những năm sau đó, có thể doanh nghiệp này sẽ chuyển đổi mô hình kinh doanh từ sản xuất xe sang nhập khẩu xe.

"Sản lượng ô tô sản xuất trong nước sẽ giảm do khó khăn trong việc khôi phục sản xuất, trong khi nhu cầu tiêu dùng của người dân vẫn còn. Từ đó dẫn đến việc công ty có khả năng sẽ chuyển đổi mô hình kinh doanh, từ sản xuất sang nhập khẩu", ông này cho biết.

Tuy nhiên, với quyết định giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe "nội" của Thủ tướng, có lẽ Honda Việt Nam sẽ phải xem xét lại kế hoạch của mình.

Việc giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất trong nước sẽ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp trẻ như VinFast hay Trường Hải, Thành Công. Đồng thời cũng sẽ khiến ô tô nhập khẩu chịu sức ép và nếu muốn cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp nhập khẩu phải giảm giá bán ô tô.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.