Các hãng xe sang tiếp tục sa thải hàng ngàn lao động khi thị trường ô tô phục hồi chậm chạp sau dịch Covid-19

Các nhà sản xuất xe hơi hạng sang của Anh như Bentley và Aston Martin đã không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid - 19.

Các nhà sản xuất ô tô trứ danh của Anh như Bentley và Aston Martin đã không tránh khỏi những tác động tiêu cực từ đại dịch Covid - 19, đối với nền kinh tế và công nghiệp ô tô toàn cầu.

Cả hai công ty trong tuần này đã công bố cắt giảm đáng kể việc làm, để giảm chi phí do nhu cầu mua sắm xe mới sụt giảm trên quy mô toàn cầu.

Bentley, thuộc sở hữu của Volkswagen, cho biết họ có kết hoạch sa thải khoảng 1.000 nhân viên, tức gần 1/4 lực lượng lao động thông qua chương trình "nghỉ việc tự nguyện". 

Theo như hãng xe hơi hạng sang này giải thích, kế hoạch kinh doanh của họ đã bị "trật đường ray bởi những tác động nặng nề của đại dịch".

Các hãng xe sang tiếp tục cắt giảm hàng ngàn việc làm trước một thị trường ô tô phục hồi chậm chạp - Ảnh 1.

Đại dịch khiến các hãng xe sang cũng lao đao. (Ảnh: CNBC).

Dự báo doanh thu sẽ sụt giảm đáng kể trong tương lai đã khiến Bentley phải đầy nhanh kế hoạch đánh giá toàn diện về cơ cấu chi phí và đầu tư của mình. Sa thải nhân viên là phương án cuối cùng, với bất kì tổ chức nào để tối ưu chi phí và cấu trúc, hãng xe cho biết trong một thông báo.

Đại dịch Covid - 19 cũng khiến kế hoạch Beyond 100 của hãng bị đổ bể. Dự án được kì vọng sẽ mang lại động lực tăng trưởng mới cho Bentley trong vòng 100 năm tới.

Thông báo sa thải nhân viên của Bentley diễn ra một ngày ngay sau khi nhà sản xuất ô tô khác của Anh là Aston Martin quyết định cắt giảm 500 việc làm. Hiện Aston Martin đang sử dụng 2.600 lao động trên toàn cầu.

Quyết định phản ánh khối lượng sản xuất thấp hơn so với dự kiến ban đầu và triển vọng về sự hồi phục của thị trường xe sang vẫn còn khá mờ nhạt.

Theo phát ngôn viên của Aston Martin, việc cắt giảm sẽ bắt đầu vào tháng 8/2020. Thông báo này được đưa ra một tuần sau khi Martin cho biết CEO hiện tại Andy Palmer sẽ từ chức vào ngày 1/8, và thay thế ông là cựu CEO Mercedes-AMG, Tobias Moers.

Việc cắt giảm nhân viên của Aston Martin nằm trong kế hoạch cắt giảm chi phí hàng năm khoảng 35,6 triệu USD. Quá trình tái cầu trúc dự kiến sẽ tiêu tốn khoảng 15,3 triệu USD cho hãng xe trong năm 2020.

Năm 2019 được đánh giá là năm kinh doanh tệ hại nhất trong lịch sử đối với hãng xe trứ danh nước Anh, Aston Martin.

Theo thống kê, thương hiệu này đã lỗ tới 118 triệu USD trong 3 quý đầu của năm ngoái. Cùng với tháng 12 thảm họa, doanh thu của Aston Martin trong năm 2019 được cho là đã giảm một nửa so với năm 2018, xuống còn khoảng 170-180 triệu USD, thua xa con số 325 triệu USD của một năm trước đó.

Do đó, dù có hay không có đại dịch, việc Aston Martin tái cơ cấu, sa thải nhân viên là điều tất yếu.

Tuy nhiên đối với Bentley lại là một câu chuyện hoàn toàn khác, khi hãng xe chứng kiến mức doanh số "lên đỉnh" trong năm ngoái.

Theo báo cáo mới được thương hiệu này công bố, đã có tổng cộng 11.006 chiếc Bentley được tiêu thụ trong năm 2019. Như vậy, kết quả kinh doanh của hãng xe đến từ Crewe đã tăng nhẹ 5% so với một năm trước đó.

Đồng thời, 2019 cũng là năm thứ 7 liên tiếp lượng xe bán ra của Bentley vượt qua con số 10.000 chiếc. Đây cũng là lần thứ 4 trong lịch sử thương hiệu này chứng kiến doanh số trong năm chạm ngưỡng 11.000.

Xét theo thị trường, châu Mỹ vẫn là khu vực quan trọng nhất của Bentley với 2913 xe, tương ứng với mức tăng 30% so với năm 2018. Đứng thứ hai là châu Âu với 2670 xe, tăng nhẹ 5% so với một năm trước đó.

Xếp ở các vị trí tiếp theo là Trung Quốc (1940 xe), vương quốc Anh (1492 xe), Trung Đông (852 xe), Nhật Bản – Hàn Quốc (651 xe) và châu Á Thái Bình Dương (488 xe).

Như vậy có thể thấy, đại dịch hoành hành trong suốt 3 tháng qua tại hai thị trường trọng điểm là Bắc Mỹ và châu Âu đã ảnh hưởng nặng nề tới hãng xe sang của Anh thế nào.

Hồi trung tuần tháng 3, Bentley đã phải thông báo dừng sản xuất ô tô tại nhà máy ở Anh trong vòng 4 tuần và chỉ bắt đầu hoạt động trở lại với lượng công nhân hạn chế từ 11/5.

Hiện Bentley đang sở hữu khoảng 4.500 lao động.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.