Tập thể dục kiểu này dễ đột quỵ, tử vong

Người tập nên ngừng tập thể dục khi thấy mình có những dấu hiệu như chóng mặt, tim đập nhanh, đau ngực, hơi thở ngắn, đau nhức các cơ… vì đó là dấu hiệu cho thấy cường độ tập quá sức.
tap the duc kieu nay de dot quy tu vong
Ảnh minh hoạ: Internet

Theo BS Nguyễn Văn Phú, Phó Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam, tập luyện thể thao, thể dục không đúng cách hoặc tập quá sức dễ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhẹ sẽ dẫn đến chấn thương, nặng thì có thể bị bệnh mãn tính như viêm khớp mãn tính, thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa, thậm chí có thể bị nứt, gãy xương sống. Các loại chấn thương thường gặp nhất là chấn thương gối, thắt lưng, cổ chân, vai, háng, cổ tay, khuỷu.

Người tập nên ngừng tập thể dục khi thấy mình có những dấu hiệu như chóng mặt, tim đập nhanh, đau ngực, hơi thở ngắn, đau nhức các cơ… vì đó là dấu hiệu cho thấy cường độ tập quá sức.

Vì vậy, theo BS Nguyễn Văn Phú, nên tránh việc thay đổi bài tập một cách đột ngột hay kéo dài thời gian tập quá dài vì sẽ khiến cơ thể không kịp thích nghi dẫn đến những hiểm họa khôn lường cho sức khỏe.

Theo đó, nếu có thể thức giấc để luyện tập vào buổi sáng, hay sắp xếp công việc vào buổi chiều thì nên giữ đều đặn thời gian các buổi sáng hoặc các buổi chiều hàng ngày cùng giờ.

Sai lầm khi tập thể dục có thể khiến bạn 'gặp hoạ'

Tập thể dục quá sớm

Việc thức dậy quá sớm để tập thể dục ngoài trời là không tốt. Khi bạn tập thể dục vào lúc quá sớm, mặt trời chưa kịp hé, nhiệt độ còn thấp, màn sương đang còn bao phủ rất không tốt cho sức khỏe của cơ thể.

Tập thể dục quá muộn

Nhiều người có thói quen tập thể dục trước khi đi ngủ, nhưng thực tế tập thể dục trước khi đi ngủ sẽ khiến thân nhiệt tăng lên, nhịp sinh học cơ thể bị xáo trộn làm cho khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc. Do vậy, không nên tập thể dục hay vận động mạnh trước khi đi ngủ.

tap the duc kieu nay de dot quy tu vong
Tập thể dục không thường xuyên sẽ khiến cho hiệu quả tập luyện bị giảm sút, cơ thể mệt mỏi, không làm tiêu hao mỡ thừa, dễ gây chấn thương. Ảnh minh hoạ: Internet

Tập thể dục không đều

Tập thể dục không thường xuyên sẽ khiến cho hiệu quả tập luyện bị giảm sút, cơ thể mệt mỏi, không làm tiêu hao mỡ thừa, dễ gây chấn thương.

Thường xuyên thay đổi bài tập

Chăm chỉ tập thể dục nhưng thường “đứng núi này trông núi kia” không kiên trì với với một bài tập nào đó trong một khoảng thời gian nhất định để đem lại kết quả cho cơ thể. Thay đổi thường xuyên các bài tập cũng là một cách để làm mới và tạo hứng thú trong tập luyện.

Tập thể dục quá sức

Bạn ham mê với môn thể thao nào đó nên bạn tập quá hăng say. Bên cạnh đó, một số bạn trẻ vì lo sợ tăng cân nên đã tập luyện quá sức mỗi ngày. Dù bất kỳ lý do nào, tập luyện quá sức có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như: căng cơ, gãy xương, mệt mỏi, chán ăn... Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo rằng, bạn chỉ nên hoạt động thể chất tối đa là 60 phút mỗi ngày.

Tập thể dục khi đói

Tập thể dục khi bụng quá đói sẽ khiến bạn hoa mắt, chóng mặt, dễ ngất xỉu. Bạn có thể ăn nhẹ trước khi tập luyện nhưng lưu ý sau khi tập thể dục xong bạn cũng không nên ăn quá no ngay, bởi như vậy sẽ không tốt cho dạ dày.

Tập thể dục sau khi ăn no

Khi ăn no, máu trong cơ thể sẽ tập trung đến dạ dày và một số bộ phận khác để thực hiện chức năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn tập thể dục trong lúc này sẽ khiến nhịp sinh học ổn định của cơ thể bị rối loạn gây ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, chuột rút, đau bụng, thức ăn không tiêu hóa được sẽ khiến bạn rất khó chịu và không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Tập thể dục khi bị bệnh

Vẫn cố gắng tập thể dục khi đang bị sốt hoặc có các triệu chứng khó chịu như ho khan, viêm họng, cơ thể mệt mỏi, chảy nước mũi là điều rất nguy hiểm.

tap the duc kieu nay de dot quy tu vong
Người bị suy tim nặng không nên tập thể dục. Ảnh minh hoạ: Internet

Những đối tượng nên hạn chế vận động mạnh

- Người bị suy tim nặng: Tập thể dục cũng là một cố gắng quá sức buộc tim phải hoạt động nhiều hơn, điều này dễ gây tình trạng suy tim trầm trọng hơn.

- Người có bệnh lý về đường hô hấp như hen suyễn không nên vận động quá sức vì sẽ kích thích những cơn hen nội sinh và bệnh hen tái phát.

- Người bị bệnh rổi loạn về chuyển hoá đường máu, mỡ máu.. nếu tập luyện quá sức sẽ gây ra những biến chứng như cơn hạ đường huyết, tụt huyết áp hoặc xảy ra tình trạng rối loạn về nhịp tim hoặc nhịp thở trong khu tập luyện.

- Người có tiền sử bệnh lý về cơ, xương khớp hoặc các bệnh chứng như rối loạn thần kinh cơ, nhược cơ, bệnh thoái hoá cột sống, viêm đa khớp dạng thấp, viêm cột sống…nên hạn chế vận động mạnh để tránh làm tình trạng trầm trọng hơn.

Xem thêm: Từ chuyện chàng trai đột tử khi chạy Marathon: Muốn chạy bộ phải hiểu rõ về thể trạng

tap the duc kieu nay de dot quy tu vong Thực phẩm quen thuộc giúp phòng tránh chuột rút và đau cơ do tập thể dục

Bạn có thể phòng tránh chuột rút, đau cơ do tập thể dục bằng những loại thực phẩm quen thuộc bất ngờ.

tap the duc kieu nay de dot quy tu vong Tập thể dục quanh Hồ Tây từ 4h sáng, người đàn ông đột ngột ngã quỵ

Đi thể dục quá sớm, người đàn ông đột ngột ngã quỵ, may mắn được người đi đường phát hiện, đưa vào BV Bạch Mai ...

tap the duc kieu nay de dot quy tu vong Ngủ nướng cuối tuần và 10 thói quen giúp bạn sống lâu

Các nhà khoa học tại Đại học Standford (Mỹ) đã tiến hành một cuộc nghiên cứu để tổng hợp những bí quyết giúp con người ...

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.