Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết, đến năm 2020, địa phương này sẽ giảm 113 cơ sở giáo dục công lập. Năm học 2017-2018, toàn tỉnh Thanh Hóa có 2.128 trường học, giảm 22 trường so với năm học 2016-2017.
Cấp học Mầm non còn thiếu nhiều nhất biên chế tỉnh giao so với nhu cầu |
Sau 2 năm thực hiện sắp xếp lại trường lớp, khối trường trực thuộc cấp huyện quản lý đã sắp xếp được 96 trường học thành 48 trường học (giảm được 48 trường); khối trường trực thuộc Sở GD&ĐT quản lý có 13 trường THPT giải thế, sáp nhập. Trong đó, năm 2018 có 5 trường, năm 2019 có 8 trường.
Cùng với đó, công tác rà soát hiện trạng đội ngũ cán bộ, giáo viên, dự báo nhu cầu sử dụng, nhu cầu đào tạo giáo viên cũng được ngành giáo dục Thanh Hóa quan tâm. Đến năm học 2017 - 2018, tỉnh Thanh Hóa đã điều chuyển được hơn 3.400 cán bộ, giáo viên, nhân viên từ nơi thừa đến nơi thiếu.
Đồng thời, năm 2017, Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Nội vụ, tham mưu cho UBND tỉnh Thanh Hóa rà soát, thẩm định việc xét tuyển, hợp đồng 1.200 giáo viên Mầm non, 104 giáo viên tiếng Anh; tuyển dụng, bổ sung giáo viên Mầm non, Tiểu học và nhân viên hành chính đối với các huyện, thị, thành phố thiếu chỉ tiêu biên chế theo quy định của UBND tỉnh.
Tuy nhiên, công tác sắp xếp, điều chuyển đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên mới đạt kết quả bước đầu, chưa có tính bền vững.
Hiện nay, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên vẫn còn thừa, thiếu cục bộ. Năm học 2017-2018, đối với khối trường học trực thuộc UBND cấp huyện quản lý, số giáo viên vẫn còn tình trạng thừa, thiếu biên chế tỉnh giao so với nhu cầu.
Cụ thể, khối Mầm non thiếu 2.549 giáo viên; Tiểu học thiếu 349 giáo viên; THCS thừa 352 giáo viên; khối trường THPT thiếu 126 giáo viên, 54 cán bộ quản lý và 255 nhân viên hành chính.
Trong thời gian tới, ngành giáo dục Thanh Hóa tiếp tục rà soát đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong ngành để nắm vững biên chế, cũng như trình độ đào tạo hiện nay.
Từ đó, điều chỉnh định mức số lượng người làm việc theo vị trí việc làm ở các cơ sở giáo dục và đào tạo theo chủ trương tinh giản biên chế; có phương án phù hợp để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nhất là ở những vùng tăng trưởng “nóng” về quy mô học sinh; tổ chức sắp xếp, bố trí lại đội ngũ giáo viên; không điều giáo viên THCS xuống dạy Mầm non.
Trước thực trạng trên, Sở GD&ĐT Thanh Hóa kiến nghị Chính phủ giao đủ biên chế cho các cơ sở giáo dục, nhất là khi số lượng học sinh tăng, số lớp tăng hàng năm (theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015). Nếu không bổ sung đủ biên chế giáo viên sẽ không đảm bảo được chất lượng giáo dục; không đảm bảo các điều kiện an toàn trong trường học, đặc biệt đối với trẻ Mầm non.
Đồng thời, quy định cụ thể, thống nhất số lượng cán bộ, công chức biên chế tại Phòng GD&ĐT huyện, thị, thành phố để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
TP.HCM dành 220 tỉ đồng hỗ trợ giáo viên mầm non
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM, tổng dự toán kinh phí hỗ trợ thu nhập cho giáo viên mầm non năm 2018 xấp xỉ ... |
Quá nhiều giáo viên mất việc trước thềm năm học mới
Cà Mau đồng ý ký lại hợp đồng đối với những giáo viên hợp đồng trước đây ở các điểm trường còn thiếu nhân sự ... |
Nhiều ngành đào tạo sư phạm 'trắng' thí sinh
Với chủ trương cắt giảm chỉ tiêu ngành Sư phạm, Bộ GDĐT quy định ngưỡng điểm sàn ngành sư phạm là 17 điểm (đối với ... |
Du lịch 08:07 | 28/02/2020
Tiêu dùng 07:34 | 28/02/2020
Tiêu dùng 07:23 | 28/02/2020
Đô thị 06:00 | 28/02/2020
Đô thị 20:25 | 27/02/2020
Đô thị 20:22 | 27/02/2020
Du lịch 19:26 | 27/02/2020
Tiêu dùng 19:23 | 27/02/2020