Mới đây, vụ việc một giáo viên chủ nhiệm lớp 3 ở Hải Phòng phạt học sinh nói chuyện trong lớp với việc bắt học sinh súc miệng bằng nước vắt từ giẻ lau bảng đã gây xôn xao và bức xúc trong dư luận. Ngay khi vụ việc, đã có rất nhiều người bày tỏ không đồng tình với phương pháp "phản giáo dục" của nữ giáo viên này.
(Ảnh: chụp màn hình) |
Trước sự việc không hay này, thầy giáo Nguyễn Trọng Hữu đã thẳng thắn chia sẻ quan điểm của mình với việc làm của đồng nghiệp. Anh cho biết: "Tôi thấy sốc và tức giận khi biết về tin này. Bản thân cũng từng dạy cấp 2 nên tôi cũng rất hiểu và yêu mến trẻ nhỏ.
Dù các em có ngang bướng hoặc đôi khi nói lời không phải với mình thì mình cũng phải kiên nhẫn thực hiện nghĩa vụ, từ từ dạy dỗ các em. Chứ xâm phạm hay hạ nhục trẻ nhỏ như vậy là điều không bao giờ tôi dám nghĩ đến, chứ đừng nói đến việc gây nguy hại tới sức khoẻ của các bé như vậy".
Thầy giáo Nguyễn Trọng Hữu. |
"Trẻ em là búp trên cành", nên sự thơ ngay, non dại và tinh nghịch thì không thế tránh. Bởi lẽ ai cũng có những tháng ngày "tuổi thơ dữ dội". Thế nên, ở cương vị là thầy giáo - người trong ngành, nhìn góc độ khách quan trong nghề theo nghiệp vụ sư phạm Trọng Hữu đã có quan điểm thẳng thắn về việc này.
"Hành động của giáo viên này tôi không biết bắt nguồn từ lí do gì, nhưng người làm thầy, làm cô đáng lẽ phải yêu thương học sinh của mình, chứ không phải cư xử như "mẹ ghẻ".
Bởi lẽ, việc này ảnh hưởng rất xấu đến hình ảnh của nghề giáo và gây mất lòng tin của rất nhiều người, đặt biệt là các bậc phụ huynh. Chắc hẳn ba mẹ của bé rất tức giận và sốc khi biết được sự việc. Tôi không tưởng tượng nổi họ thấy hụt hẫng và mất lòng tin thế nào đối với giáo viên đó và nhà trường".
Trước sự việc, anh cũng không ngần ngại bày tỏ chia sẻ của mình dưới cảm quan tâm lý sự phạm đối với sự việc này.
"Trẻ em ở độ tuổi này đã biết thế nào là lòng tự tôn và thường rất thích thể hiện bản thân. Nên việc cô bắt phạt học sinh như vậy đối với em ấy sẽ gây tổn thương rất nhiều. Em ấy chắc chắn không những sợ hãi mà còn thấy bị tổn thương về tâm lý rất lớn.
Việc em ấy hình thành ác cảm với môi trường học là không thể tránh khỏi sau việc này. Tổn thương về thể xác thì sớm muộn cũng lành nhưng tổn thương tinh thần lớn như vậy chắc chắn cần sự an ủi và động viên trong một thời gian dài mới có thể nguôi ngoai được. Hi vọng em ấy sớm lấy lại tinh thần để vui vẻ học hành như xưa".
Nguyễn Trọng Hữu quyết định theo đuổi con đường trở thành một thầy giáo. Dẫu biết con đường đó chưa bao giờ là trải thảm hồng nhưng với anh, chỉ cần nỗ lực cố gắng thì mọi gian khó sẽ tan biết.
Nguyễn Trọng Hữu chụp ảnh kỷ niệm cùng học sinh. |
Trải lòng về công việc dạy học khi là người trong cộng đồng LGBT, Trọng Hữu cho biết rằng: Nghề giáo thì việc mở lòng và đối xử với học sinh, đồng nghiệp bằng sự trung thực và cái tâm thì dù mình là ai, điều đó không còn quá quan trọng. Và có lẽ sự tận tam hết mình vì công việc, sự mở lòng thân thiện đã giúp thấy giáo trẻ luôn được nhiều học trò yêu mến.
Trải lòng cuộc sống sau hôn nhân của cặp đồng giới nữ người Việt tại Mỹ
Hai năm yêu và gần 3 năm sau khi kết hôn, cặp đồng giới nữ người Việt này đã có những trải lòng về cuộc ... |
Loạt ảnh 'check in - cùng nhau đi khắp thế gian' của cặp đồng giới nam Việt - Pháp
Dù yêu xa nửa vòng trái đất nhưng cặp đồng giới Việt - Pháp này vẫn khiến nhiều người phải hờn vì những khoảnh khắc ... |
Mẹ đã bật khóc giữa chợ khi người ta hỏi: 'Cô có dạy con không mà để nó pê đê?'
Hoàng Yến (tên thật là Hoàng Trung) luôn khát khao được ba mẹ chấp nhận xu hướng tính dục của bản thân. |