Thầy phải gánh 'nợ xấu' cho học trò, học trò thấy thầy lại 'trốn' lên rừng

Khi vừa thoáng thấy bóng các thầy cô đi tới đầu bản để vận động đi học, nhiều em học sinh đã "trốn" lên rừng. Tiền thầy cô tạm ứng mua SGK cho học sinh, phụ huynh cũng chẳng đóng...
thay phai ganh no xau cho hoc tro hoc tro thay thay lai tron len rung Bắc Kạn: Học sinh 'bỏ bát bỏ đũa' chạy vì lốc xoáy gây tốc mái nhà bán trú
thay phai ganh no xau cho hoc tro hoc tro thay thay lai tron len rung Thủ khoa xinh đẹp ĐH Sư phạm: 'Đừng nghĩ đường cùng mới vào Sư phạm'
thay phai ganh no xau cho hoc tro hoc tro thay thay lai tron len rung Cảm động hình ảnh bộ đội kiệu học sinh trên vai, vượt suối sâu đưa đến trường
thay phai ganh no xau cho hoc tro hoc tro thay thay lai tron len rung 'Năm nay các cháu được học trong lớp không bị mưa dột nữa rồi'

Thầy cô bị mắc "nợ xấu"

Chỉ còn mấy ngày nữa các em học sinh sẽ bước vào khai giảng năm học mới 2017 - 2018. Tâm sự với chúng tôi, thầy giáo Phạm Quốc Bảo - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nậm Manh (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) cho biết, năm nào vào dịp này các thầy cô phải tỏa đi các bản nơi có học sinh để vận động các em đến lớp. Dịp nghỉ hè ở nhà, các em rất dễ quên kiến thức đã được học trong năm và trường phải tập trung các em đến ôn luyện trước khi khai giảng gần một tháng.

thay phai ganh no xau cho hoc tro hoc tro thay thay lai tron len rung
Để vận động các em học sinh vùng cao đến lớp quả không phải là dễ dàng gì. Ảnh: CTV.

"Do điều kiện trên này chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người, thấy thầy cô giáo đến nhà hỏi thăm và vận động thì họ bảo cho cháu nghỉ ở nhà làm nương để kiếm bắp ngô chứ đi học thì xa quá, nhà lại nghèo không có tiền mua sách vở. Chúng tôi phải thuyết phục mãi họ mới đồng ý cho con đi học trở lại.

Tuy nhiên, dịp đầu năm các em cần phải đóng tiền để mua SGK thì nhiều em không đóng. Nhiều lúc thầy cô phải bỏ tiền của mình ra tạm ứng để mua sách vở, đồ dùng học tập cho các em. Đến khi gặp gia đình thì bố mẹ bảo nhà không có tiền trả đâu, có khi lại phải cho cháu nghỉ học ở nhà thôi. Thế nên chúng tôi cũng chẳng hỏi thêm nữa, tất cả vì tương lai của học trò", thầy Bảo bộc bạch.

Tương tự, thầy giáo Vi Văn Tiến - Giáo viên Trường Tiểu học Mường Pồn (tỉnh Điện Biên) cũng cùng chia sẻ, nhiều em học sinh cứ về nghỉ hè với gia đình là tới năm học mới lại "ngại" đi học.

Thầy Tiến cho hay: "Do đặc thù tư duy của đồng bào nơi đây có nhiều gia đình sinh nhiều con, chúng tôi phải thường xuyên phối hợp với cán bộ bộ đội biên phòng tới tận nhà đón và đưa các em tới trường. Nếu chỉ vận động 'hơi hơi' là các em không đi học đâu. Lắm lúc phải dùng 'mẹo' để học trò tới trường đấy".

Học trò thấy thầy cô lại "trốn" lên rừng

Là một giáo viên dạy cấp 2 ở huyện Bạch Thông (tỉnh Bắc Kạn), cô giáo Hà Thị Thao cũng kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện "cười ra nước mắt" của những học sinh của mình.

thay phai ganh no xau cho hoc tro hoc tro thay thay lai tron len rung
Cô giáo vùng cao trong một chuyến đi vận động học sinh đến trường dưới trời nắng. Ảnh: NVCC.

Cô giáo Thao kể: "Dù là giáo viên dạy THCS nhưng tôi vẫn thường xuyên cùng với các thầy cô khác phải đi bộ mấy mấy tiếng đồng hồ mới tới bản có học sinh. Nhưng các trò ở trên cao thấp thoáng thấy bóng thầy cô đến đầu bản để vận động tới lớp là lại chạy tán loạn lên rừng để 'trốn' chứ không chịu gặp thầy cô.

Lúc ấy vừa bực mà cũng vừa buồn cười. Nhiều khi thầy cô muốn gặp học sinh của mình cũng khó. Các em được đi học không mất tiền học phí, thầy cô còn bỏ công sức ra vừa dạy học, vừa phải đi vận động thường xuyên. Nếu bỏ biên chế thì chắc các vùng cao sẽ 'trắng' giáo viên".

Cũng theo cô Thao, có những em do vận động mất nhiều ngày nên bị chậm chương trình. Các thầy cô lại phải kèm cặp lại từ đầu cho đến khi các em bắt kịp chương trình thì thôi. Điều này tiêu tốn rất nhiều thời gian của các giáo viên nhưng cũng là công việc thường xuyên họ phải làm.

Bên cạnh đó, cô giáo Hà Thị Thao cũng chia sẻ, dù có thế nào thì thầy cô vẫn kiên trì bám trường, bám lớp để vận động, dạy dỗ các em học sinh. Bản tính các em học sinh ở vùng cao thường hay nhút nhát hơn các em dưới xuôi. Các thầy cô phải vận động thật khéo thì các em mới đến lớp học.

Cần sự chung tay của cộng đồng

Là một đơn vị đã từng làm công tác đỡ đầu cho các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn từ năm 2014 cho đến nay, cán bộ chiến sĩ đồn biên phòng Mường Pồn (huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên) cũng khá trăn trở về điều này.

thay phai ganh no xau cho hoc tro hoc tro thay thay lai tron len rung
Điểm trường Huổi Ké - Trường Tiểu học số 2 Mường Pồn điều kiện rất khó khăn. Ảnh: CTV.

Theo Thiếu tá Trần Anh Tuấn - Chính trị viên phó Đồn Biên Phòng Mường Pồn (Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên) thông tin: "Song song với nhiệm vụ chính trị của lực lượng trong việc bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, chúng tôi cũng thường xuyên phối hợp với lãnh đạo các trường trên địa bàn để thực hiện chương trình 'Nâng bước em đến trường' hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Chúng tôi đang lựa chọn 4 cháu khó khăn nhất để hỗ trợ mỗi tháng 500.000 đồng/cháu. Đây là tiền từ các cán bộ, chiến sĩ ở đồn đóng góp từ tiền lương hàng tháng mỗi người một ít để trao trực tiếp cho các cháu. Chúng tôi cũng cố gắng duy trì để nếu có cháu nào học tốt, sẽ được nhẫn hỗ trợ hàng tháng đến khi các cháu học hết lớp 12".

thay phai ganh no xau cho hoc tro hoc tro thay thay lai tron len rung
Thầy Hiệu trưởng Phan Thành Tùng và tập thể giáo viên Trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) trao quà cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã Mường Pồn. Ảnh: Đình Tuệ.

Mới đây, tập thể chi đoàn giáo viên Trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) cũng đã có chuyến từ thiện đầy ý nghĩa tới một số điểm trường thuộc các tỉnh Tây Bắc, trong đó có trường Tiểu học Mường Pồn (Điện Biên). Tại đây, nhà trường đã phối hợp với đồn Biên phòng Mường Pồn trao quà cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để động viên tinh thần học tập, vượt lên gian khó.

Bên cạnh đó, Thiếu tá Trần Anh Tuấn cũng mong muốn sự chia sẻ, quan tâm và đóng góp của các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm để giúp các em nơi đây có một năm học mới thật đủ đầy.

thay phai ganh no xau cho hoc tro hoc tro thay thay lai tron len rung Bắc Kạn: Học sinh 'bỏ bát bỏ đũa' chạy vì lốc xoáy gây tốc mái nhà bán trú

Một trận lốc xoáy kèm mưa lớn tối qua (23/8) đã khiến cho khu nhà ở bán trú của hơn 50 em học sinh tại ...

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.