Thị trường điện thoại Đông Nam Á đang bị 'xâm chiếm' bởi các hãng điện thoại Trung Quốc

Các thương hiệu điện thoại Trung Quốc chiếm tới 62% thị phần điện thoại thông minh ở khu vực Đông Nam Á.

62% smartphone ở Đông Nam Á đến từ Trung Quốc

Theo Canalys, trong quý II/2019, thị trường điện thoại thông minh ở Đông Nam Á đã có mức tăng trưởng khá khiêm tốn, chỉ 2% so với cùng kì năm trước, đạt 30,7 triệu chiếc.

Dẫu vậy, thị trường Đông Nam Á vẫn là một điểm sáng trong khi tại một số khu vực của châu Á và Trung Quốc, đã ghi nhận sự suy giảm về doanh số điện thoại được bán ra trong nhiều quý liên tiếp.

slide1

62% smartphone ở Đông Nam Á đến từ Trung Quốc. (Nguồn: Canalys).

Cụ thể, trong quý II/2019, tại Đông Nam Á, Samsung đã xuất xưởng 7,7 triệu chiếc smartphone, tăng 5% sau 3 quý giảm.

Theo phía sau là Oppo với 7,3 triệu chiếc điện thoại được bán ra, dự báo mức tăng trưởng trong năm nay của Oppo tại thị trường này đạt 49%. Vivo vẫn đứng thứ ba với hơn 4,1 triệu điện thoại thông minh.

Trong khi đó, Xiaomi "hất cẳng" Huawei để leo lên vị trí thứ tư với doanh số 3,7 triệu điện thoại. Và thật bất ngờ khi lần đầu tiên Realme – một thương hiệu con của Oppo đã lọt vào top 5 với 1,6 triệu điện thoại bán ra.

Điều đáng nói là các thương hiệu Trung Quốc, chủ yếu là Oppo, Vivo, Xiaomi và Huawei đã xuất xưởng tổng cộng 19 triệu chiếc điện thoại trong quý II/2019 tại Đông Nam Á, tức chiếm 62% thị phần trong khu vực.

Chuyên gia phân tích Matthew Xie cho biết, Đông Nam Á là một thị trường tiềm năng cho các thương hiệu mới, vì cơ hội thành công sẽ cao hơn các khu vực khác trên thế giới.

Với 75% số điện thoại bán ra ở đây có mức giá dưới 200 USD, thị trường Đông Nam Á cho thấy sự tập trung của mình vào phân khúc điện thoại giá rẻ và tầm trung nhiều hơn, một phân khúc mà người dùng chấp nhận những thương hiệu ít danh tiếng.

Với dân số đông, nền kinh tế đang tăng trưởng khá cao, các nhà sản xuất điện thoại đến từ Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ nguồn lực vào "vùng trũng" Đông Nam Á này với tham vọng giành được lòng tin của người tiêu dùng nơi đây.

Cuộc đối đầu giữa Samsung và các hãng điện thoại Trung Quốc

Theo đó, Samsung – một thương hiệu điện thoại danh tiếng đến từ Hàn Quốc cũng đang phải đối mặt với cuộc chiến cam go tại thị trường này, nơi mà vị trí dẫn đầu của nó đang ngày một bị đe dọa bởi Oppo, Vivo và Xiaomi.

0da5b81887e8736e9ff6edd8036f41b8

Cuộc đối đầu giữa Samsung và các hãng điện thoại Trung Quốc. (Ảnh: TechRadar).

Trong một nỗ lực để giành lại tầm ảnh hưởng của mình, Samsung đã chọn Thái Lan là nơi tổ chức sự kiện toàn cầu cho việc ra mắt dòng Galaxy A hoàn toàn mới, một mặt cũng là để thể hiện tầm chiến lược quan trọng ở Đông Nam Á.

Samsung tung ra các mẫu smartphone như A10, A50 và A20 tại đây đi kèm các chương trình khuyến mãi vô cùng hấp dẫn. Trong khi đó, Samsung cũng đẩy mạnh dòng sản phẩm Galaxy M trên các trang web bán hàng trực tuyến.

Tuy nhiên, các hãng Trung Quốc mà đi đầu là Oppo không chịu ngồi yên.

Theo chuyên gia phân tích nghiên cứu Shengtao Jin, tại Singapore cho biết, Oppo đang có những bước tiến dài ở Đông Nam Á, có thể vươn lên dành vị trí hàng đầu của Samsung chỉ trong một sớm một chiều.

Năm ngoái, với việc quay vòng hoạt động của Realme đã cho phép Oppo mở rộng quy mô ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Đồng thời Oppo cũng đang thử nghiệm dòng K của mình với các đối tác độc quyền.

Mặc dù vậy, các mẫu smartphone bán chạy của Oppo vẫn chỉ dừng lại ở các dòng điện thoại giá rẻ như A3, A5, do đó, hãng này cũng đang phải đối mặt với những thách thức khi cố gắng định vị mình là một sản phẩm cao cấp thay thế Samsung.

Sự ra mắt của dòng Oppo Reno vào tháng 6 vừa qua, cộng với chi phí marketing đáng kể là minh chứng rõ nét nhất cho thấy Oppo đã sẵn sàng cho cuộc đối đầu với Samsung trong phân khúc cao cấp ở Đông Nam Á.

chọn
Hiện trạng khu công nghiệp 120 ha ở Bắc Giang vừa về tay Western Pacific
KCN Yên Lư mở rộng giai đoạn 1 do Western Pacific làm chủ đầu tư có tổng vốn hơn 1.500 tỷ đồng. Hiện trạng dự án này chủ yếu là đất trông lúa hai vụ với khoảng 95 ha dự kiến cần chuyển đổi.