Thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ cán mốc 17 tỉ USD vào năm 2023

Theo nghiên cứu của GlobalData, dự kiến thị trường thương mại điện tử Việt Nam vào năm 2023 sẽ đạt 399,5 tỉ đồng, tức 17,3 tỉ USD.

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam có thể vượt qua Thái Lan

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam ước đạt 399,5 tỉ đồng, tương đương 17,3 tỉ USD vào năm 2023, tăng 7,9 tỉ USD so với mốc 9,4 tỉ USD đạt được trong năm 2019, theo GlobalData.

Điều này có nghĩa là tốc độ tăng trưởng kép hàng năm của thương mại điện tử đạt 16,3%.

GlobalData nhận thấy rằng thị trường thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng gấp đôi trong năm vừa qua, với tổng chi tiêu trực tuyến tăng từ 90,1 nghìn tỉ đồng trong năm 2015 lên tới 18,3 nghìn tỉ đồng vào năm 2019.

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ cán mốc 17 tỉ USD vào năm 2023? - Ảnh 1.

Quy mô thị trường thương mại điện tử ước đạt tại Việt Nam, theo GlobalData. (Đồ hoạ: Thiên Trường).

Theo một số liệu khác được Bộ Công Thương công bố hồi tháng 10/2019, đến năm 2025, thị trường thương mại điện tử Việt Nam ước đạt 43 tỉ USD, và có nhiều khả năng để vượt qua thị trường Thái Lan trong tương lai gần.

Hiện trị giá thương mại điện tử của Việt Nam đứng thứ ba tại Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia 100 tỉ USD và Thái Lan 43 tỉ USD. Về tốc độ phát triển, thương mại điện tử Việt Nam tăng khoảng từ 25% - 30%. 

Tiền mặt vẫn là hình thức thanh toán chủ yếu khi mua hàng thương mại điện tử 

Nikhil Reddy, chuyên gia phân tích ngân hàng và thanh toán tại GlobalData, cho biết: “Trong khi các công cụ thanh toán truyền thống như trả tiền trực tiếp, thẻ, chuyển khoản ngân hàng được sử dụng rộng rãi cho mua hàng thương mại điện tử, thì người tiêu dùng hiện nay cũng đã ưa thích sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử. 

Những phương tiện này có ưu điểm là thanh toán nhanh hơn và thuận tiện hơn, đặc biệt là trong thời đại công nghệ như hiện nay”.

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ cán mốc 17 tỉ USD vào năm 2023? - Ảnh 2.

Các hình thức thanh toán phổ biến trên TMĐT tại Việt Nam, theo GlobalData. (Đồ hoạ: Thiên Trường).

Theo khảo sát của GlobalData, tiền mặt vẫn là hình thức thanh toán được ưa thích nhất, chiếm 35,6% khi mua hàng qua mạng tại Việt Nam trong năm 2019. Các giải pháp thay thế cũng đang dần có chỗ đứng, chiếm 15,5%. 

Trong đó ví điện tử MoMo là giải pháp được nhiều người sử dụng nhất, tiếp theo là PayPal.

Với dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, các công ty toàn cầu đang đổ tiền ngày càng nhiều hơn vào thương mại điện tử tại Việt Nam.

Năm 2018, Tiki đã nhận được khoản tiền 5,3 triệu USD đầu tư từ VNG Corporation và 44 triệu USD từ nhà đầu tư Trung Quốc JD.com. 

Trong cùng năm đó, Sendo đã được SBI Group, một công ty dịch vụ tài chính có trụ sở tại Nhật Bản cam kết rót hơn 51 triệu USD. 

Ngoài ra, gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba cũng đầu tư thêm 2 tỉ USD vào Lazada - một trong những trang thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.