| Những thói quen không tốt dễ dẫn đến bệnh trầm cảm. (Ảnh: huffpost) | |
Cuộc sống có nhiều áp lực khiến bệnh trầm cảm ngày càng trẻ hoá. Theo số liệu năm 2015, tổ chức Y tế thế giới WHO ước tính, tại Việt Nam có khoảng 3,6 triệu người mắc căn bệnh trầm cảm, chiếm 4% dân số. Trong đó có khoảng 5000 người tự sát vì trầm cảm. Đây quả thật là một con số đáng báo động. Vậy những thói quen xấu nào đã đẩy chúng ta đến với căn bệnh này:
Trở thành nô lệ của mạng xã hội
| (Ảnh: neurotracker) | |
| Không khó để bắt gặp những hình ảnh này trong xã hội hiện đại. (Ảnh: catdumb) | |
Hiện nay, mạng xã hội và facebook phát triển, giúp kết nối con người với nhau nhiều hơn và dễ dàng hơn. Trong quán café, sân bay, ga xe lửa, quán trà sữa,… không khó để bắt gặp hình ảnh, một nhóm người quen biết nhau, mỗi người lại ôm một chiếc điện thoại, vùi đầu trong thế giới riêng của chính mình. Điều gì cũng có tính hai mặt, nếu bạn không đủ bản lĩnh để điều khiển được chính mình thì bạn sẽ trở thành nô lệ của facebook. Việc bạn dành quá nhiều cho cuộc sống ảo trên facebook hơn cuộc sống thật ở ngoài đời rất dễ đẩy bạn đến căn bệnh trầm cảm. Rất nhiều người đã tâm sự rằng mạng xã hội đã làm những con người thật ngoài đời xa nhau hơn.
Tiếp cận những thông tin tiêu cực
| Với người nhạy cảm, chỉ cần xem một bộ phim buồn cũng có thể khiến họ suy nghĩ suốt mấy ngày. (Ảnh: home) | |
Theo tiến sĩ tâm lý học người Mỹ Deborah Serani, người dễ bị trầm cảm nếu tiếp cận những thông tin, cảm xúc tiêu cực sẽ không mang lại lợi ích gì mà càng làm mọi chuyện trở nên xấu đi. Vì vậy khi cuộc sống đã quá nhiều stress bạn hãy chọn lọc để đón nhận những thông tin mang lại cảm giác thoải mái dễ chịu nhất.
Thường xuyên nghĩ về quá khứ
| Hãy thôi nghĩ về quá khứ và sống có trách nhiệm với hiện tại. | |
Bạn có hay nhớ về quá khứ hay không? Mỗi lần nhớ đến bạn có bật khóc?...Quá khứ dù có đẹp đẽ bao nhiêu hoặc có lỗi lầm như thế nào thì đó cũng là chuyện đã qua, thương nhớ về quá khứ chỉ khiến bạn có những cảm xúc tệ hại dễ bị trầm cảm mà thôi. Thời gian vốn không bao giờ quay trở lại, bạn cần sống có trách nhiệm với hiện tại của chính mình chứ không phải việc gặm nhấm quá khứ.
Suy nghĩ tiêu cực
| Những người thường xuyên nghĩ mọi chuyện theo xu hướng tiêu cực là những người dễ bị trầm cảm nhất. (Ảnh: thepowerofhappy) | |
Có nhiều chuyện xảy ra khiến bạn không thể kiểm soát được và bạn nghĩ về những điều này theo chiều hướng xấu, lâu dần sẽ trở thành thói quen ăn sâu vào tiềm thức của bạn. Thay vì cứ suy nghĩ một chiều, tại sao bạn lại không cởi mở hơn để nhìn sự việc theo hướng tích cực hơn, như vậy bạn sẽ đỡ mệt đầu óc mà căn bệnh trầm cảm không thể tấn công được.
Thường xuyên so sánh và ghen tị
| Đừng bao giờ so sánh mình với bất kì ai vì mỗi người chúng ta mang một giá trị riêng. (Ảnh: moneycrashers) | |
Có người thành công, có người không thành công, có người nổi tiếng có người lại không. Cuộc sống của chúng ta như thế nào là do chính chúng ta lựa chọn. Việc so sánh chỉ đúng khi bạn hoàn toàn làm chủ bản thân mình, hiểu được giá trị của chính mình, còn ngược lại, khi thường xuyên so sánh, bạn sẽ nhận ra có những điều bạn không bằng người ta, rồi nảy sinh sự đố kị, lòng ghen tị tiếp đến là những suy nghĩ tiêu cực, hoàn toàn bất lợi cho bạn. Hãy luôn là chính mình bởi vì bạn là chính bạn, bạn có cuộc đời của mình, bạn không sống hộ ai cũng không ai sống thay bạn.
Cô lập bản thân
| Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thích giao tiếp với người khác có nguy cơ bị trầm cảm thấp hơn những người thích tự kỷ. (Ảnh: independent) | |
Có rất nhiều người khi chán nản thường tự tách bản thân ra khỏi bạn bè, đồng nghiệp, người thân và chìm đắm trong những suy nghĩ hỗn loạn của chính mình. Tệ hơn họ cho rằng không ai quan tâm đến họ, không ai hiểu họ, cảm giác thường thấy là sự cô đơn và cô độc. Hãy giao tiếp nhiều hơn với những người xung quanh, bởi sự trao đổi sẽ thúc đẩy não hoạt động hiệu quả hơn, xua tan được sự mệt mỏi và căng thẳng.
Cảm giác tự ti
| Hãy tự tin lên bởi chúng ta không ai hoàn hảo. (Ảnh: make-me-successful) | |
Những người không nhận ra giá trị của bản thân mà luôn nghĩ mình yếu kém, không có tài năng gì nổi bật, thiếu tự tin, tự đánh giá thấp bản thân mình về lâu dài sẽ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Với suy nghĩ như vậy họ trở nên thụ động, sợ thất bại, không dám đấu tranh, thiếu sự linh hoạt, sáng tạo trong công việc.
Tự tạo áp lực lên chính mình
| (Ảnh: bonvitastyle) | |
Một mặt việc tạo áp lực lên bản thân là rất tốt để bạn luôn luôn phải cố gắng, nhưng nếu việc tạo áp lực này quá sức đối với bạn thì hậu quả cực kỳ nguy hiểm. Bản thân làm gì cũng thấy không vừa ý, bạn trở lên cáu gắt với chính mình cũng như với những người xung quanh. Chính điều này là nguyên nhân khiến bạn trở nên bạo lực hơn. Để phòng ngừa lối sống này bạn hãy lựa chọn cho mình hình thức giải trí như đi du lịch, xem phim hoặc đi hát karaoke để xả stress.
Giấc ngủ không đều đặn
| Hãy đi ngủ đúng giờ, vừa đảm bảo sức khoẻ mà ngăn ngừa được nhiều bệnh tật.(Ảnh: collaborativecbt) | |
Việc bạn có quá nhiều khao khát, suy nghĩ về quá nhiều thứ, lo lắng về tương lai hoặc thường xuyên nghĩ về quá khứ, khiến bạn có những giấc ngủ không đều đặn, ngủ quá ít hoặc ngủ quá nhiều đều dễ dẫn đến căn bệnh trầm cảm.
Hội chứng trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Bệnh do hoạt động của bộ não bị rối loạn gây nên tạo thành những biến đổi thất thường trong suy nghĩ, hành vi và tác phong. Theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh xếp thứ hai sau bệnh tim mạch về mức độ ảnh hưởng tới cuộc sống của loài người. |