Nguy hiểm từ phụ gia thực phẩm | |
Phát hiện cơ sở sản xuất phụ gia sử dụng hoá chất không nguồn gốc |
Từ lâu, phụ gia thực phẩm (PGTP) đã được sử dụng trong việc bếp núc, như bảo quản bằng cách làm chua với dấm (các loại dưa chua), hoặc làm mặn bằng cách ướp muối (thịt, cá) với mục đích giúp cho các loại thực phẩm lưu trữ lâu hơn.
Theo thời gian, với sự phát triển của công nghệ và khoa học nghiên cứu đã có thêm rất và rất nhiều PGTP được kiểm nghiệm và đưa vào sử dụng. PGTP có thể có nguồn gốc từ thiên nhiên, các vi sinh vật hoặc cũng có thể là tổng hợp hay bán tổng hợp hóa học. Nhiều loại PGTP có thể chứa các vitamin bổ dưỡng rất có lợi cho sức khỏe.
Những chất phụ gia thực phẩm giúp giữ thức ăn lâu và đẹp mắt hơn. |
Các loại PGTP thông dụng dễ dàng tìm thấy trên thị trường hiện này là: những chất điều chỉnh độ chua (axit citric, axit tartaric và axit lactic), chất tạo đặc (thach rau câu), chất giữ ẩm, chất chống oxy hóa, chất ngọt tổng hợp, chất cung cấp dinh dưỡng (ví dụ: iod trong muối, axit folic trong thực phẩm dành cho phụ nữ có thai và vitamin D có trong sữa bột).
Tại Hoa Kỳ, có khoảng 2.500 chất phụ gia thực phẩm được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm - FDA chấp nhận sử dụng rộng rãi, nhưng phải trải qua những kiểm nghiệm rất khắc khe, nếu không có những tác dụng xấu chất đó mới có thể được đưa ra sử dụng rộng rãi, ngoài ra những chất bị nghi ngờ gây ung thư đều tuyệt đối không được sử dụng.
Lợi và hại của chất phụ gia thực phẩm
Nếu sử dụng đúng cách, đúng loại, đúng liều lượng thì PGTP có tác dụng rất tích cực: chúng có thể tạo ra nhiều sản phẩm phù hợp với sở thích và khẩu vị của người tiêu dùng, bằng cách giữ lại được chất lượng một cách toàn vẹn nhất cho tới khi người sử dụng bóc vỏ và dùng, đơn giản hóa quy trình sản xuất, kéo dài được thời gian sử dụng của thực phẩm,...
Nhưng ngược lại nếu quá lạm dụng hay sử dụng những chất phụ gia cấm, chúng sẽ gây hại cho sức khỏe, nhẹ thì ngộ độc cấp tính, nặng thì có thể gây ra những tổn thương lâu dài lên cơ thể như: sụt cân, rụng tóc, suy thận, da xanh xao, giảm sút trí tuệ, nguy cơ hình thành khối u, ung thư, đột biến và nguy cơ quái thai ở sản phụ là rất cao….
Một vài chất PGTP phổ biến nhưng gây hại
Hàn the:
Đây là một chất bột màu trắng hoặc có thể ở dưới dạng trong suốt, không mùi, vị ngọt và hơi cay, dễ hòa tan trong nước. Nó được sử dụng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thực phẩm, nghiên cứu khoa học và ngay cả trong cuộc sống hằng ngày.
Trong công nghiệp, hàn the được dùng để làm bóng bề mặt kim loại, còn trong nông nghiệp nó được dùng như một chất kích thích quá trình ra hoa, kết quả, đâm chồi và phát triển rễ cây. Trong y tế nó được sử dụng để diệt khuẩn ngoài da hoặc niêm mạch, thuốc tẩy uế và diệt côn trùng.
Hàn the là chất cấm dùng trong sản xuất và chế biến thực phẩm |
Hiện tại Bộ Y tế đã có quyết định cấm chất phụ gia này nhưng cho đến nay việc dùng hàn the trong sản xuất và chế biến thực phẩm ở nước ta vẫn chưa được kiểm soát, đặc biệt trong sản xuất giò, chả, nem chạo, bánh phở, bún, bánh đúc và bánh cuốn...
Hàn the được thêm vào thực phẩm nhằm giúp thức ăn giòn, dai và bảo quản được lâu hơn, nhưng nếu dùng liều lượng từ 5g trở lên gây ngộ độc cấp tình và có thể gây tử vong, còn nếu dùng ở liều lượng thấp sẽ âm thầm tích tụ trong gan, một khi liều lượng đủ lớn sẽgây tác hại mãn tính đến gan và thận.
Formol:
Formol là chất độc hại và bị cấm dùng trong thực phẩm, chất này được biết như một loại chất giúp bảo quản thực phẩm cực tốt, nhưng khi đi vào cơ thể lại rất khó tiêu hóa, gây ra hiện tượng đầy bụng và no giả.
Nếu sử dụng quá nhiều, lâu ngày sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể, nhiều nghiên cứu còn chứng minh tiếp xúc liên tục với formol có khả năng gây ra ung thư đường hô hấp (mũi, họng,...).
Ngoài ra, khi formol đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit formic làm tăng lượng axit trong máu gây thở nhanh, thở gấp, hạ nhiệt và hôn mê.
Từ năm 2004 Trung tâm quốc tế nghiên cứu về ung thư chuyển formol từ nhóm 2A (nhóm có khả năng gây ung thư) sang nhóm 1A (nhóm chất gây ung thư).
Formol giúp giữ thực phẩm tươi hơn nhưng đồng thời cũng gây ra ung thư và nhiều nguy hiểm khác |
BHA
BHA là một chất được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại thực phẩm chế biến bao gồm khoai tây chiên và thịt bảo quản sẵn, sở dĩ chúng được thêm vào thực phẩm là để ngăn ngừa dầu trong thực phẩm khỏi bị ôxy hóa và ôi thiu.
Mặc dù Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm - FDA Mỹ đã xếp BHA là chất “dự đoán có thể gây ung thư ở người” nhưng nó vẫn được sử dụng rộng rãi. Một vài phát hiện còn nhận thấy sử dụng BHA ở liều lượng từ 50-100mg/kg thể trọng có thể gây rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng và dị ứng.
Các chất PGTP như chúng ta được biết phần lớn là hóa học, dù nằm trong danh mục cho phép đi chăng nữa ít nhiều cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn và gia đình. Chính vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bà nội trợ nên sử dụng các biện pháp bảo quản thực phẩm không dùng hóa chất như tủ lạnh, hộp đá và đun nóng.
Ngoài ra dùng muối để bảo quản thịt cá cũng là một điều tốn, nhưng lưu ý không nên quá lạm dụng vì tiêu thụ một lượng muối cao không tốt cho não bộ. Đồng thời bà nội trợ cũng cần tập thói quen đọc nhãn mác hàng hóa để có thể biết được thành phần và xuất xứ của sản phẩm, nhất là nên chọn mua hàng ở những cơ sở uy tín và đáng tin cậy.
Đà Nẵng: Phát hiện hơn 3,7 tấn chà bông không nguồn gốc
Công an quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng thu giữ hơn 3,7 tấn sản phẩm chà bông gà không có hóa đơn, chứng từ chứng ... |
Biết rau dư lượng thuốc trừ sâu thì đã ăn vào bụng
"Khi phát hiện ra mẫu không đạt chất lượng thì dân thành phố đã ăn hết rồi. Các cơ quan chức năng cần có phương ... |
Hà Nội 'tuyên chiến' chống lại thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc
Đồng hành cùng với người dân trong cuộc chiến chống lại thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc, Hà Nội sẽ tăng cường ... |
Lối sống 06:20 | 28/04/2019
Lối sống 15:01 | 13/04/2019
Lối sống 11:42 | 10/04/2019
Lối sống 15:13 | 05/04/2019
Lối sống 06:05 | 03/04/2019
Lối sống 05:55 | 02/04/2019
Lối sống 07:19 | 21/03/2019
Lối sống 19:22 | 20/03/2019