Theo Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đến năm 2030, toàn tỉnh có 34 đô thị, trong đó có hai đô thị loại I, một đô thị loại II, một đô thị loại III, 10 đô thị loại IV và 20 đô thị loại V.
Trong đó, tỉnh này quy hoạch đưa huyện Kiên Lương lên thị xã, đây là đô thị động lực của tỉnh, định hướng lấn biển để mở rộng không gian đô thị - dịch vụ; là trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch sinh thái biển, gắn kết với TP Hà Tiên hình thành khu vực phát triển mạnh về kinh tế cửa khẩu, kinh tế biển.
Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Hạ tầng Đô thị (UBND TP HCM) đã công bố Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Nạo vét, xây dựng hạ tầng, cải tạo môi trường bờ Bắc kênh Đôi trên địa bàn quận 8.
Theo đó, địa điểm thực hiện dự án tại phường 8, 9, 10, 11, 12, 14, quận 8, TP HCM. Điểm đầu từ Giao lộ đường Hoài Thanh giao với đường Hoàng Sỹ Khải; điểm cuối nằm tại cầu Chữ Y. Tổng chiều dài khoảng 4,3 km. Dự kiến tổng mức đầu tư dự án là hơn 4.930 tỷ đồng.
Vừa qua, Ban Quản lý Dự án Đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) đã công bố Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) về dự án cầu Cẩm Lý Km24+134 tuyến đường sắt Kép - Hạ Long tại tỉnh Bắc Giang.
Địa điểm thực hiện cầu Cẩm Lý mới nằm tại xã Cẩm Lý, xã Vũ Xá và xã Bắc Lũng, huyện Lục Nam. Điểm đầu dự án nằm tại Km16+580 (QL 37) thuộc địa phận xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Điểm cuối nằm tại Km20+230 thuộc địa phận xã Bắc Lũng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Về quy mô, đây là đường cấp III đồng bằng, phần đường thiết kế với tốc độ 80 km/h. Tổng mức đầu tư hơn 800 tỷ đồng.
Theo VnExpress, Bộ Giao thông Vận tải vừa qua đã kiến nghị Thủ tướng phê duyệt chủ trương nâng cấp ba quốc lộ 53, 62, 91B đạt tiêu chuẩn đường cấp 3, tổng vốn đầu tư 9.297 tỷ đồng.
Cụ thể, QL 62 trên địa bàn tỉnh Long An, điểm đầu tại nút giao với đường cao tốc TP HCM - Trung Lương, điểm cuối dự kiến tại TX Kiến Tường, chiều dài khoảng 69 km.
QL 53 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, gồm cầu Ngã Tư và đoạn Long Hồ - Ba Si, điểm đầu tại huyện Long Hồ, điểm cuối dự kiến tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, chiều dài khoảng 41 km.
QL 91B nằm trên địa bàn TP Cần Thơ và các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, điểm đầu dự kiến tại ngã năm cầu Cần Thơ, điểm cuối tại thành phố Bạc Liêu, chiều dài khoảng 141 km.
Theo Quy hoạch Giao thông Vận tải Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, TP Hà Nội sẽ có 7 tuyến đường vành đai kết nối nội bộ và thông thương với các tỉnh, thành lân cận.
7 tuyến đường này bao gồm vành đai 1; vành đai 2; vành đai 2,5; vành đai 3; vành đai 3,5; vành đai 4 và vành đai 5. Đây được xem là bộ khung định hình mạng lưới giao thông đường bộ của Thủ đô.
Đến nay, mạng lưới đường vành đai vẫn chưa hình thành đồng bộ theo quy hoạch. Thống kê đến nay Hà Nội mới chỉ hình thành được 46,33% hệ thống đường vành đai.
Sáng ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ 15 (Kỳ họp chuyên đề), HĐND TP Hà Nội khóa XVI đã thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với 92,55% đại biểu có mặt tán thành.
Trình bày báo cáo thẩm tra, Phó Trưởng ban Đô thị HĐND TP Đoàn Việt Cường nhấn mạnh, việc UBND TP Hà Nội trình thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là đúng quy định, làm cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyêt.
Xem thêm về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030 TẠI ĐÂY.
Quy hoạch 07:44 | 02/11/2024
Quy hoạch 08:20 | 05/10/2024
Quy hoạch 06:45 | 02/10/2024
Quy hoạch 19:00 | 24/09/2024
Quy hoạch 11:41 | 21/09/2024
Quy hoạch 13:53 | 18/09/2024
Quy hoạch 07:00 | 08/09/2024
Quy hoạch 07:00 | 07/09/2024