Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (4/5 - 10/5): Đề xuất làm cao tốc Phủ Lý - Nam Định, sẽ mở rộng Vành đai 2 Hà Nội

Đề xuất làm cao Phủ Lý - Nam Định; hơn 17.000 tỷ đồng mở rộng gần 4 km vành đai 2 Hà Nội; lên kế hoạch làm vành đai 4 đoạn qua Bình Dương; phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2050... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.

Đề xuất làm cao tốc Phủ Lý - Nam Định

Thông tin từ VnExpress, tỉnh Nam Định vừa qua đã đề xuất xây dựng tuyến cao tốc Phủ Lý - Nam Định  dài 50 km.

Theo quy hoạch, cao tốc Phủ Lý - Nam Định dài 50 km, quy mô 4 làn xe, trong đó đoạn Phủ Lý - TP Nam Định, dài 25 km, tiến trình đầu tư trước năm 2030. Tổng mức đầu tư dự kiến 9.400 tỷ đồng.

 (Ảnh minh họa: Kinh tế Đô thị).

Bộ Giao thông Vận tải đánh giá nghiên cứu nâng cấp tuyến đường Phủ Lý - TP Nam Định lên quy mô cao tốc theo quy hoạch sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Hơn 17.000 tỷ đồng mở rộng gần 4 km vành đai 2 Hà Nội

Sở Giao thông Vận tải vừa qua đã thông tin về công tác lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 11 dự án đầu tư công trình giao thông sắp xây dựng trên địa bàn.

Trong loạt dự án này có dự án đầu tư cải tạo, mở rộng tuyến đường vành đai 2 trên cao và dưới thấp đoạn từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy có tổng chiều dài khoảng 3,8 km, quy mô mặt cắt ngang 53,5m, thuộc nhóm dự án quan trong quốc gia.

 Vành đai 2 trên cao. (Ảnh: Báo Sức khỏe Đời sống). 

Tổng mức đầu tư dự kiến 17.241 tỷ đồng, trong đó giá trị giải phóng mặt bằng 16.700 tỷ đồng, xây lắp 541 tỷ đồng.

Xem cụ thể loạt dự án hạ tầng tại Hà Nội TẠI ĐÂY.

Lên kế hoạch làm vành đai 4 đoạn qua Bình Dương

Theo TTXVN, ngày 7/5, theo tin từ UBND tỉnh Bình Dương, tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1014/KH-UBND về tổ chức thực hiện đường vành đai 4 TP HCM đoạn từ cầu Thủ Biên đến sông Sài Gòn, qua địa phận tỉnh Bình Dương, theo phương thức đối tác công - tư (PPP) và dự kiến dự án được lên kế hoạch khởi công vào tháng 7/2024. Song, hiện nay tỉnh Bình Dương đang gặp khó khăn do nguồn vốn cần đáp ứng cho dự án này là rất lớn.

Theo kế hoạch được phê duyệt, Bình Dương sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng và bàn giao tối thiểu 50% diện tích đất trong quý II/2024 và 70% trong quý III/2024, hoàn thành toàn bộ việc giải phóng mặt bằng trong năm nay.

Trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi về đành đai 4 TP HCM đoạn đi qua Bình Dương dài 47,4 km, tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng.

Dự kiến hoàn thành cao tốc CT 08 qua Nam Định, Thái Bình trong năm 2027

Vừa qua, UBND tỉnh Thái Bình đã công bố Báo cáo đánh giá tác động môi trường tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (CT 08) đoạn qua hai tỉnh Nam Định và Thái Bình theo phường thức đối tác công tư.

Theo đó,  cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình dài hơn 61 km, đầu tư  theo phương thức đối tác công tư, gồm 4 làn xe hoàn chỉnh, bề rộng nền đường 24,75 m, vận tốc thiết kế 120 km/h.

Cầu Tam Tòa đang xây dựng phía đầu tỉnh Nam Định. Đây là điểm đầu đoạn cao tốc CT 08 nối Nam Định - Thái Bình. (Ảnh tư liệu: Hạ Vũ).

Về tiến độ, năm 2023 - 2024 sẽ thực hiện chuẩn bị dự án; năm 2024 - 2025 sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng, tái định cư; năm 2024 - 2027 sẽ thực hiện thi công xây dựng công trình. Tổng vốn đầu tư của dự án là 19.784 tỷ đồng.

Phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2050 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa qua đã phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phạm vi ranh giới quy hoạch Vùng này bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của TP HCM và 5 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh.

Quy hoạch sẽ hình thành và phát triển các hành lang kinh tế, trong đó ưu tiên hành lang kinh tế Bắc - Nam, hành lang kinh tế Mộc Bài - TP HCM - Biên Hòa - Vũng Tàu và các vành đai công nghiệp - đô thị - dịch vụ gắn với đường vành đai 3, vành đai 4 TP HCM.

Thông xe cầu vượt thép nút giao Mai Dịch

Theo VnExpress, sáng 6/5, cầu thép tại nút giao Mai Dịch thông xe sau hơn một năm thi công nhằm giải quyết tình trạng tắc nghẽn ở nút giao trọng điểm này.

Hạng mục cầu vượt thép tại nút giao Mai Dịch thuộc dự án vành đai 3 trên cao Nam Thăng Long - Mai Dịch, có tổng mức đầu tư 342 tỷ đồng. Mỗi bên cầu thép rộng 7,7 m, bố trí một làn xe cơ giới rộng 3,5 m và một làn xe máy rộng 2,75 m. Người đi bộ, đi xe đạp, xe thô sơ bị cấm lên cầu.

 Cầu vượt théo nút giao Mai DỊch thông xe. (Ảnh: Báo Thanh niên).

Sau khi thông xe, cầu Mai Dịch cũ được tách thành trục cao tốc, kết nối với vành đai 3 trên cao. Tốc độ lưu hành cho phép đối với phương tiện trên cầu Mai Dịch cũ (đường cao tốc) và hai đơn nguyên cầu mới tối đa 60 km/h. 

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (20/7 - 26/7): Hơn 11.500 tỷ đồng làm cao tốc Sơn La - cửa khẩu Tây Trang, chính thức mở rộng TP Nam Định
Chính thức mở rộng TP Nam Định; thông tin mới về dự án khép kín đường Vành đai 3 Hà Nội qua huyện Đông Anh; hơn 11.500 tỷ đồng làm cao tốc Sơn La - cửa khẩu Tây Trang; duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP Cam Ranh... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.