Ngày 17/4, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).
Dự án này chiều dài khoảng 129 km, trong đó đoạn qua địa phận Bình Phước khoảng 101 km, đoạn qua địa phận Đắk Nông khảng 28 km. Dự án sẽ có quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh; giải phóng mặt bằng thực hiện một lần theo quy mô quy hoạch 6 làn xe. Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 25.540 tỷ đồng.
Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (CT 08) đoạn qua tỉnh Thái Bình có chiều dài hơn 33 km, đi qua 10 xã của huyện Kiến Xương và 8 xã của huyện Thái Thụy. Dự án cần phải thu hồi hơn 448 ha đất, trong đó đất nông nghiệp 398 ha, đất ở gần 9 ha, đất khác trên 41 ha.
Công tác khảo sát, đánh giá trữ lượng mỏ cát, hiện nay đang được đơn vị tư vấn, nhà đầu tư đề xuất dự án tiến hành triển khai trên địa bàn hai tỉnh Thái Bình, Nam Định để làm cơ sở xác định nguồn vật liệu phục vụ thi công dự án. Dự kiến, Thái Bình sẽ khởi công dự án trong quý III/2024.
Bộ GTVT vừa qua đã có văn bản yêu cầu Ban QLDA Mỹ Thuận tổ chức triển khai thi công dự án đầu tư nâng cấp tuyến Cao Lãnh - Lộ Tẻ trên địa phận tỉnh Đồng Tháp và TP Cần Thơ để tổ chức lại giao thông.
Dự án nâng cấp tuyến Cao Lãnh - Lộ Tẻ có tổng chiều dài gần 29 km. Điểm đầu tại nút giao An Bình (giao cắt với quốc lộ 30 tại Km 31+103), thuộc xã An Bình, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Điểm cuối kết nối với tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, thuộc địa phận TP Cần Thơ.
Tổng mức đầu tư dự án là 950 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành vào năm 2025.
Vừa qua, Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Công trình giao thông tỉnh Tiền Giang đã công bố Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của tuyến đường phát triển Đồng Tháp Mười (giai đoạn 1).
Đường phát triển Đồng Tháp Mười (giai đoạn 1) có tổng chiều dài hơn 12 km. Tuyến đi qua các xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành; trung tâm Mỹ Phước, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Tổng mức đầu tư của dự án là 596 tỷ đồng. Tỉnh Tiền Giang dự kiến khởi công dự án trong năm 2024 và hoàn thành trong năm 2026.
Đoàn công tác của Chính phủ vừa qua đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương.
Dự kiến tháng 7/2024 khởi công công trình Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 TP HCM đoạn từ cầu Thủ Biên đến sông Sài Gòn. Tổ chức triển khai thi công từ quý III/2024 đến quý IV/2026, cơ bản hoàn thành dự án trong tháng 11/2026.
Bên cạnh đó, Bình Dương kiến nghị Chính phủ chấp thuận trình các cơ quan có thẩm quyền cho giữ lại 70% khoảng tăng từ tiền thuê mặt đất, mặt nước để sử dụng đầu tư một số dự án đầu tư công trọng điểm như Đường Vành đai 4, cao tốc TP HCM - Chơn Thành,…
Vừa qua CTCP Tập đoàn Đèo Cả đã công bố Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án đầu tư xây dựng cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương theo phương thức đối tác công tư PPP.
Tổng chiều dài tuyến gần 46 km. Địa điểm thực hiện tuyến cao tốc sẽ đi qua địa giới hành chính các huyện, thành phố bao gồm Thuận An, Tân Uyên, Bắc Tân Uyên, Phú Giáo, Bàu Bàng thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương.
Tổng mức đầu tư dự án là 17.408 tỷ đồng (bao gồm lãi vay). Tỉnh Bình Dương dự kiến khởi công tuến cao tốc vào quý IV năm nay.
Vừa qua, huyện Thăng Bình đã tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch xây dựng vùng huyện Thăng Bình giai đoạn đến năm 2030.
Theo đó, quy hoạch xây dựng vùng huyện Thăng Bình giai đoạn đến năm 2030 dự kiến trở thành vùng động lực trong chiến lược phát triển vùng Đông Nam của tỉnh.
Dự kiến đến năm 2030, xây dựng đô thị Hà Lam mở rộng kết nối với đô thị Bình Minh và các xã lân cận, nâng cấp huyện Thăng Bình thành thị xã.
Quy hoạch 14:11 | 16/01/2025
Quy hoạch 13:58 | 06/01/2025
Quy hoạch 07:00 | 04/01/2025
Quy hoạch 19:30 | 02/01/2025
Quy hoạch 13:30 | 02/01/2025
Quy hoạch 07:00 | 21/12/2024
Quy hoạch 07:00 | 14/12/2024
Quy hoạch 12:04 | 07/12/2024