Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ béo phì | |
Bé béo phì - lớn thấp lùn |
Theo báo cáo mới nhất của WHO, đưa ra tại Đại hội châu Âu về bệnh béo phì ở Vienna, đã cho thấy rằng 34 quốc gia trong khu vực châu Âu: Cyprus, Hy Lạp, Ý, Malta, San Marino và Tây Ban Nha có tỷ lệ béo phì cao nhất. Ở những nước này, khoảng 1/5 bé trai bị béo phì, chiếm 18% đến 21%. Tỷ lệ béo phì ở các bé gái thấp hơn một chút.
Bệnh béo phì ở trẻ em trong khu vực này phổ biến hơn so với ở Hoa Kỳ, nơi có khoảng 17% trẻ em bị béo phì, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ.
"Béo phì ảnh hưởng đến 1-2 trẻ trong số 10 trẻ em ở các quốc gia này. Vấn đề nghiêm trọng hơn ở các nước Nam Âu", Tiến sĩ João Breda, người đại diện của WHO ở văn phòng châu Âu về phòng ngừa và kiểm soát bệnh không lây nhiễm cho biết.
(Ảnh: suckhoedoisong) |
"Chúng tôi tin rằng đó là do sự "biến đổi" trong chế độ ăn Địa Trung Hải ở phía nam, thực phẩm giàu năng lượng làm tăng lượng đường, kết hợp với mức hoạt động thể chất đặc biệt thấp", tiến sĩ Breda nói thêm.
Đặc trưng trong chế độ ăn Địa Trung Hải là thực phẩm có nguồn gốc thực vật và dầu ô liu; một lượng cá và gia cầm vừa phải; các sản phẩm sữa, thịt đỏ, đồ ngọt và một lượng rượu vừa phải, theo báo cáo của WHO năm 2018.
Thực tế đã cho thấy việc tuân thủ chế độ ăn Địa Trung Hải có thể mang lại lợi ích lâu dài cho sức khỏe tim mạch và trao đổi chất. Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy sự tuân thủ chế độ ăn Địa Trung Hải trong bốn năm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 đến 52% ở người lớn tuổi.
Các dữ liệu mới nhất đến từ bộ phận Giám sát béo phì ở trẻ em của WHO, đã theo dõi tỷ lệ béo phì và thừa cân ở trẻ em châu Âu từ 6 đến 9 tuổi trong 10 năm qua. Số đo chiều cao và cân nặng của khoảng 250.000 trẻ em từ 34 quốc gia được thu thập từ năm 2015 đến năm 2017.
Bệnh béo phì ở trẻ em đã cao gấp hai lần ở các nước Nam Âu so với các nước Bắc Âu như Đan Mạch, Ireland và Na Uy, trong đó tỷ lệ béo phì ở nam và nữ dao động từ 5% đến 9%.
Một số quốc gia như Vương quốc Anh và Đức đã không tham gia vào nghiên cứu này nhưng có hệ thống giám sát riêng để theo dõi tỷ lệ thừa cân và béo phì.
"Với quy mô và những số liệu chính xác, chúng tôi tin rằng nghiên cứu này đang cho thấy những hiểu biết sâu sắc về bức tranh toàn cầu.", Breda cho hay.
Thức ăn chế biến sẵn chứa rất nhiều gia vị và hương liệu tổng hợp. (Ảnh: ELLE) |
Theo Tiến sĩ Bruce Y. Lee, giám đốc điều hành Trung tâm phòng chống béo phì toàn cầu Johns Hopkins: Sự gia tăng tỷ lệ béo phì ở trẻ em ở Nam Âu so với phần còn lại của lục địa có lẽ là do sự kết hợp của chế độ ăn uống và lối sống thay đổi.
San Marino, có tỷ lệ béo phì trẻ em cao thứ năm trong báo cáo, nghịch lý là quốc gia này cũng có tuổi thọ trung bình cao thứ năm trên thế giới, theo CIA World Factbook. Tuổi thọ trung bình trong năm 2017 là 83,3 năm."Có những thay đổi trong hệ thống thực phẩm, thực phẩm nhân tạo, thức ăn chế biến sẵn với nhiều chất phụ gia, muối, đường... tràn lan trên thị trường. Sự kết hợp các yếu tố này cộng với lối sống lười vận động đã gây ra một vấn đề lớn trên toàn thế giới.", tiến sĩ Lee nói thêm.
"Trong việc phục hồi chế độ ăn Địa Trung Hải, chúng ta phải đảm bảo cung cấp calo được điều chỉnh cho cuộc sống hiện đại và mức độ hoạt động thể chất tăng lên, từ đó phục hồi chế độ ăn Địa Trung Hải cho thế kỷ 21", Breda cho biết thêm.
Những thay đổi về chế độ ăn uống và lối sống ở khu vực Địa Trung Hải cũng có thể là kết quả của việc đô thị hoá tăng lên. "Chế độ ăn Địa Trung Hải đang bị đe dọa bởi đô thị hóa và toàn cầu hoá," giáo sư Aviva Must, Trường Y khoa Đại học Tufts cho hay. "Thức ăn cho trẻ em đang bị thay đổi với nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nguồn động vật nhiều, ít chất xơ và lượng calo cũng cao hơn."
Chế độ ăn Địa Trung Hải phần nào bị biến đổi do nguồn thực phẩm ngày nay. (Ảnh: vicare) |
Điều này không có nghĩa là chế độ ăn Địa Trung Hải kém lành mạnh hơn so với trước đây. Chế độ ăn Địa Trung Hải đang bị thay đổi với thế hệ trẻ do những khác biệt về nguồn thực phẩm và môi trường sống. Nhưng tin tốt là có đang những sáng kiến để phục hồi nó ở những nước này.
Những thay đổi trong chế độ ăn uống cũng có thể liên quan đến tỷ lệ đói nghèo tăng lên ở một số nước Nam Âu. Nhiều quốc gia có tỷ lệ béo phì trẻ em cao nhất có tỷ lệ nghèo đói cao nhất ở châu Âu, theo CIA Factbook 2011-2015. Ví dụ, ở Hy Lạp, gần 36% dân số sống dưới mức nghèo khổ - tỷ lệ cao nhất trên lục địa. Nhiều người có thu nhập thấp có ít cơ hội tiếp cận với thực phẩm lành mạnh.
Trẻ em mắc bệnh béo phì làm tăng những nguy cơ sức khỏe bất lợi ở tuổi trưởng thành như bệnh béo phì kéo dài, tiểu đường và bệnh tim mạch, tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần, Breda nói.
(Ảnh: Shutterstock) |
"Ở nhiều nước, béo phì ảnh hưởng đến trẻ em ở "nhóm nghèo" và thêm vào những bất bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe. Một vòng luẩn quẩn của đói nghèo và các bệnh không lây nhiễm." Mặc dù tỷ lệ béo phì ở trẻ em ở miền Nam châu Âu cao, tỷ lệ này đã giảm nhẹ ở nhiều quốc gia kể từ báo cáo của WHO trước đó. Sự suy giảm được ước tính từ 2-7% ở các nước như Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha và Hy Lạp. "Chúng tôi cần nhiều nghiên cứu hơn để chắc chắn về sự sụt giảm và chúng tôi đã chuẩn bị kế hoạch cho 5 năm tới", Breda nói.
"Nghiên cứu nêu rõ tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề béo phì ở trẻ em một cách toàn diện và có hệ thống bằng cách sử dụng các công cụ giáo dục và quản lý, đồng thời truyền đạt một dấu hiệu mạnh mẽ rằng nếu chúng ta thực hiện các giải pháp đúng đắn thì vấn đề có thể được giải quyết." Breda nói.
Bà mẹ 4 con sở hữu vòng eo 60 cm nhờ chế độ ăn 'Địa Trung Hải'
Để giảm cân, Thùy Giang không ăn sau 20h, không thức khuya, hạn chế ăn muối và đường, tăng cường các loại rau củ và ... |
Phụ nữ hiếm muộn tăng khả năng thụ thai nhờ chế độ ăn này
Nghiên cứu của Hy Lạp cho thấy chế độ ăn Địa Trung Hải giúp tăng tỉ lệ thành công của thủ thuật IVF – thụ ... |
4 điều có thể bác sĩ chưa nói cho bạn về bệnh vảy nến
Vảy nến không chỉ là một chứng bệnh viêm da mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn theo cách mà chúng ... |