Ngày 11-9, TAND - TP Hà Nội mở lại phiên tòa xét xử Thiều Thị Bản (SN 1956, trú ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội) và Nguyễn Gia Tự (SN 1953, ở phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa) cùng về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, theo Điều 140-BLHS.
Bị hại trong vụ án là một công ty chuyên về san lấp và dây dựng công trình. Mặt khác, liên quan đến hành vi phạm tội của Bản, một người con trai (kỹ sư xây dựng) của nữ bị cáo này từng bị nhiều đối tượng bắt cóc với mục đích đòi lại tiền phối hợp làm ăn bất thành.
Cáo trạng truy tố cùng các lời khai tại phiên tòa cho thấy, Thiều Thị Bản vốn là Phó Giám đốc Công ty CP Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Gia Lộc (gọi tắt là Công ty Gia Lộc, ở Thanh Hóa), còn Nguyễn Gia Tự giữ cương vị người đứng đầu doanh nghiệp này.
Thiều Thị Bản cùng đồng phạm tại phiên tòa
Tháng 7-2009, Công ty Gia Lộc được Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam ký hợp đồng thuê thiết bị, máy móc triển khai dự án ở Lọc hóa dầu Nghi Sơn, giai đoạn 1. Thực hiện hợp đồng này xong, Bản nói với ông Đỗ Danh Khánh - Giám đốc Công ty CP Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Thịnh An (gọi tắt là Công ty Thịnh An, tại Hà Nội) là Công ty Gia Lộc sẽ được san lấp mặt bằng dự án, giai đoạn 2.
Cùng với những lời “chém gió” nêu trên, nữ Phó Giám đốc Công ty Gia Lộc gạ gẫm ông Khánh cùng tham gia thi công dự án và phải nộp 1 tỷ đồng tiền bảo lãnh hợp đồng. Tưởng Bản làm ăn chân chính, ngày 8-9-2009, hai doanh nghiệp về xây dựng đã ký hợp đồng hợp tác với nhau.
Thực hiện hợp đồng hợp tác, Công ty Thịnh An sau đó chuyển cho Bản 1 tỷ đồng. Nhưng do công ty ông Khánh không có đủ năng lực thi công nên tiếp tục “bán cái” san lấp mặt bằng “hơi” cho một công ty khác để thu 2% giá trị hợp đồng.
Ngoài hợp đồng hợp tác san lấp mặt bằng dự án Nghi Sơn, tháng 10-2009, Công ty Gia Khánh tiếp tục lôi kéo Công ty Thịnh An tham gia một dự án tương tự ở Long An. Và cũng như lần trước, ông Khánh phải chuyển cho Bản gần 600 triệu đồng chi phí.
Vậy nhưng, cả hai dự án hợp tác đó đều nhanh chóng đổ bể. Tổng cộng, Bản cùng Tự đã nhận của Công ty Thịnh An gần 1,6 tỷ đồng chia nhau. Bị đối tác làm ăn đòi lại tiền, Phó Giám đốc Công ty Gia Lộc chỉ trả lại 50 triệu đồng, rồi bỏ trốn cho tới đầu năm 2015 mới bị bắt giữ theo lệnh truy nã.
Về phía Công ty Thịnh An, sau một thời gian truy tìm Bản không kết quả, ông Khánh bèn thuê người và tổ chức bắt cóc con trai đối tác ngay tại tòa nhà Keangnam (Hà Nội) để gây sức ép. Tuy nhiên, tháng 4-2012, ông Khánh và đồng phạm đã phải trả giá về hành vi này.
Bị đưa ra tòa án xét xử, bộ đôi ở Công ty Gia Lộc bước đầu khai nhận hành vi lạm dụng lòng tin chiếm đoạt tiền của Công ty Thịnh An như tài liệu truy tố. Trong khi ấy, tại phiên tòa, nguyên đơn dân sự đã bất ngờ xuất trình thêm một số tài liệu là các giấy nhận tiền của Bản. Vì thế, HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung.
NHNN nói gì về trách nhiệm để OceanBank chi lãi ngoài? NHNN là cơ quan trung ương trong khi NHNN các tỉnh, thành phố mới là bên có trách nhiệm trực tiếp tới các tổ chức ... |
Thẩm phán: Không có 'vùng cấm' trong xét xử vụ Hà Văn Thắm "Đây là phiên tòa công khai, chẳng có vùng cấm nào với HĐXX. HĐXX chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc kết luận sự ... |