Tranh cãi về số liệu tên lửa liên quân Mỹ-Anh-Pháp bị Syria bắn hạ

Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng phòng không Syria bắn hạ được 71 tên lửa, song liên quân Mỹ-Anh-Pháp nói rằng phòng không của Damascus đã bị vô hiệu hóa.
tranh cai ve so lieu ten lua lien quan my anh phap bi syria ban ha
Binh sĩ Syria kiểm tra mức độ thiệt hại tại trung tâm nghiên cứu khoa học ở Barzeh (Nguồn: AFP)

Tờ báo theo đường lối cánh tả ở Anh The Guardian ngày 14/4 cho biết, đã có những tranh cãi về số liệu tên lửa hành trình của Anh, Mỹ, Pháp bị lực lượng phòng không của Syria bắn rơi trong đợt không kích của liên quân trước đó một ngày.

Theo số liệu do Bộ Quốc phòng Nga cung cấp, liên quân Mỹ-Anh-Pháp đã phóng hơn 100 tên lửa hành trình vào lãnh thổ Syria, trong đó lực lượng phòng không Syria đã đánh chặn thành công 71 tên lửa.

Trong khi đó, Lầu Năm góc lên tiếng cho hay, không có tên lửa nào bị Syria bắn hạ, đồng thời cho hay hệ thống phòng không của Syria "phần lớn bị vô hiệu hóa." Còn Tổng thống Mỹ Donald Trump thì viết trên Twitter rằng "nhiệm vụ đã được hoàn thành xuất sắc."

Trong một thông báo ngắn, Giám đốc Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Trung tướng Kenneth McKenzie cho biết: "Không có máy bay hoặc tên lửa nào của chúng tôi tham gia vào chiến dịch này bị phòng không Syria cản trở thành công."

Tướng McKenzie cũng nói rằng không có dấu hiệu nào cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga được sử dụng trong đợt không kích vừa qua.

Phía Nga cho hay, các tên lửa hành trình của liên quân không lọt vào tầm phòng thủ của họ tại Biển Đỏ hoặc căn cứ không quân ở miền Tây Syria.

Trong khi đó, trong một thông báo được phát trên truyền hình Syria, thiếu tướng Ali Mayhoub nói "lực lượng phòng không của chúng tôi đã bắn hạ được phần lớn số tên lửa."

Ông này cũng xác nhận một trung tâm nghiên cứu khoa học ở ngoại vi Damascus bị trúng tên lửa, đồng thời đã có 3 người bị thương ở Homs, nơi lực lượng không quân Anh tiến hành không kích trong cuộc tấn công hôm 13/4.

Ngược lại, Lầu Năm góc nói liên quân đã bắn 105 quả tên lửa từ tàu sân bay và máy bay vào các mục tiêu ở Syria, trong đó có ba mục tiêu chủ yếu. Bộ Quốc phòng Mỹ sau đó đã trưng những bức ảnh cho thấy cảnh đổ nát ở một cơ sở nghiên cứu khoa học tại Barzeh, gần Damascus, nơi mà Mỹ cáo buộc chính quyền Syria đã sản xuất khí độc chlorine và sarin.

Theo liên quân, riêng mục tiêu này bị trúng 76 quả tên lửa, trong đó có 57 tên lửa Tomahawk được bắn đi từ tàu chiến Mỹ ở Địa Trung Hải, Vùng Vịnh và Biển Đỏ. Các địa điểm bị không kích khác nằm ở Homs, nơi mà Lầu Năm góc cáo buộc cất giấu vũ khí hóa học.

Theo truyền thông Syria, phía Nga đã cung cấp thông tin tình báo cho Damascus trước cuộc tấn công, do vậy phía Syria đã giảm thiểu được thiệt hại trong các đợt không kích.

Trong một tuyên bố về các cuộc không kích nhằm vào Syria do Mỹ, Pháp và Anh tiến hành, NATO nhấn mạnh rằng tổ chức này bày tỏ "ủng hộ hoàn toàn đối với hành động này nhằm làm suy yếu khả năng vũ khí hóa học của chính quyền Syria và ngăn chặn tái diễn các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học nhằm vào dân thường Syria.

Tuy nhiên, Nga đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ cuộc tấn công của liên quân, cho rằng có bằng chứng cho thấy vụ sử dụng vũ khí hóa học đã được dàn dựng để châm ngòi cho cuộc tấn công trên.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres ngày 14/4 cũng đã bày tỏ quan ngại về hành động quân sự nói trên của Mỹ, Anh, Pháp và kêu gọi tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc cũng như luật pháp quốc tế về vấn đề này.

tranh cai ve so lieu ten lua lien quan my anh phap bi syria ban ha Viện nghiên cứu Syria bị tên lửa Mỹ 'băm' thành đống đổ nát

Viện nghiên cứu khoa học ở thủ đô Damascus, địa điểm được cho nơi nghiên cứu và phát triển vũ khí hóa học của Syria, ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.