Trẻ em Phần Lan được khuyến khích học những gì các em hứng thú

"Giáo dục Phần Lan hoàn toàn được miễn phí và ưu đãi tốt. Ngoài ra những trẻ ở xa trường sẽ được hỗ trợ miễn phí xe bus hoặc taxi đưa đón. Trẻ em được khuyến khích học những gì các em hứng thú và thích", chị Pham Angelic chia sẻ.
tre em phan lan duoc khuyen khich hoc nhung gi cac em hung thu 'Sao không đãi ngộ giáo viên tốt hơn hoặc nhập chương trình của nước châu Á?'
tre em phan lan duoc khuyen khich hoc nhung gi cac em hung thu 'Nhập khẩu' chương trình giáo dục - SGK mới chỉ là 1/10 điều kiện
tre em phan lan duoc khuyen khich hoc nhung gi cac em hung thu 7 đặc trưng của hệ thống giáo dục giúp Phần Lan đứng đầu thế giới

Dưới góc nhìn của chị Pham Angelic – một người Việt Nam có 9 năm sinh sống và làm việc tại Phần Lan, giáo dục của đất nước này được thể hiện khá rõ nét. Đưa ra những góc nhìn cá nhân, nhiều thông tin thực tế, chị Pham Angelic đã khiến nhiều người thích thú. Chúng tôi xin chia sẻ bài viết của chị Pham Angelic tới quý độc giả:

tre em phan lan duoc khuyen khich hoc nhung gi cac em hung thu
Chị Pham Angelic đã chia sẻ góc nhìn của mình về giáo dục Phần Lan

Trẻ em lấm lem bùn đất, chơi tuyết giữa trời tuyết giá rét -20, -30 độ C

Con gái tôi năm nay vào lớp 1, được sinh ra ở Phần Lan từ bé. Như mọi người cũng biết Phần Lan là đất nước rất mạnh về giáo dục và đi đầu trong các bước cải tiến giáo dục trên thế giới. Tôi từng có thời gian thực tập sinh trong các trường mẫu giáo ở Phần Lan, nhận ra rất nhiều điều hay ở cách giáo dục ở đây.

Các bé được dạy tự lập rất sớm, từ những việc cơ bản như ăn uống, vệ sinh, ngủ... Ở đây không phân chia lớp theo độ tuổi như ở Việt Nam, mà có thể các trẻ nhỏ hơn vẫn học cùng lớp với các anh chị lớn hơn 1 - 2 tuổi và các em đều phải tự lập giống nhau.

Ví dụ như bữa sáng và bữa trưa, giáo viên sẽ chuẩn bị sẵn đồ ăn, các bé sẽ tự giác ngồi vào chỗ có tên và kí hiệu của riêng mình. Khi ăn xong, các bé tự dọn dẹp chén đĩa và thức ăn thừa vào chỗ đã sắp xếp sẵn. Sau đó các bé tự đi vệ sinh cá nhân và đi vào phòng nghỉ trưa, giáo viên rất ít khi phải nhắc nhở. Khi các bé đi ngủ sẽ cởi bớt quần áo, xếp gọn vào từng hộp riêng và khi thức dậy sẽ tự lấy hộp đồ, tự mặc lại rất chỉnh chu. Hầu như giáo viên để cho các bé tự làm hết tất cả, trừ khi các trẻ quá nhỏ thì sẽ được giáo viên hỗ trợ.

Một điều tôi cảm thấy khá ngạc nhiên là những đứa trẻ được dạy các công việc thực tiễn rất sớm, ví dụ như may vá, làm thủ công bằng giấy, móc len... Các em nhỏ có thể tự may một vài đường chỉ cơ bản, thêu những hoạ tiết cơ bản, làm bánh, trang trí, làm thủ công rất khéo tay.

Ngoài ra trẻ em được khuyến khích vận động, tiếp xúc với môi trường tự nhiên. Không hiếm gặp cảnh các trẻ em lấm lem bùn đất, vọc cát, vọc nước mưa hoặc chơi tuyết giữa trời tuyết giá rét -20, -30 độ C. Họ cho trẻ được tự do đùa nghịch, leo trèo, đạp xe...

Ngoài ra trường rất hay tổ chức các buổi dã ngoại, vào rừng, vào nông trại hoặc đi xem nhạc kịch để các em được học hỏi và giải trí. Như con tôi, mỗi khi hỏi bé về việc học thì bé trả lời rằng chỉ chơi thôi, nhưng trong lúc chơi có đan xen những bài học, hầu như họ không ép trẻ phải học chữ, học số, học toán... quá sớm mà chủ yếu là cho trẻ vừa học vừa chơi. Con tôi có thể tự viết tên mình, tên của những người trong gia đình và bạn bè, có thể học thuộc các chữ số... mặc dù hỏi thì cháu bảo chỉ chơi thôi.

Học phí có lẽ là điều mà các bật phụ huynh nào cũng lo lắng, nhưng may mắn là ở Phần Lan thì giáo dục hoàn toàn được miễn phí và ưu đãi rất tốt. Trẻ được miễn phí toàn bộ dụng cụ học tập và hỗ trợ sách. Ngoài ra những trẻ ở xa trường sẽ được hỗ trợ miễn phí xe bus hoặc taxi đưa đón. Trẻ em không bắt buộc mặc đồng phục, có thể tự do mặc những gì các em thích. Và trong quá trình học, các em còn được hỗ trợ các khoá học năng khiếu như vẽ, múa, đàn, học võ, học bơi... Trẻ em được khuyến khích học những gì các em hứng thú và thích.

Tôi cảm thấy thầy cô và học sinh đối xử với nhau khá bình đẳng, tôn trọng. Giáo viên hiếm khi phải lớn tiếng và dùng hình phạt vì trẻ em được tập tính tự lập, tôn trọng mọi người rất cao. Hầu như giờ học tập ở Phần Lan khá ít và thoải mái, không gây áp lực cho học sinh. Các em được khuyến khích thời gian ở nhà với cha mẹ nhiều và bài tập về nhà rất ít, áp lực thi cử và điểm số hầu như là không có.

Điều tôi cảm thấy thích nhất là không có trường chuyên lớp chọn nào cả, cho dù bạn ở thành phố hay ngoại ô, thôn quê, mọi thứ đều công bằng giống nhau, học sinh đều được hưởng quyền lợi và nền giáo dục giống nhau. Nên tôi không cần đau đầu về việc chọn trường cho con mà cứ việc chọn trường gần nhà và thuận tiện nhất.

tre em phan lan duoc khuyen khich hoc nhung gi cac em hung thu
Miễn học phí, tăng tính tự lập, khuyến khích vận động và khám phá... là những ưu điểm của giáo dục Phần Lan được chị Pham Angelic chia sẻ

Trẻ lớp 1 ở Phần Lan sẽ học như thế nào?

Chia sẻ một chút về quá trình học lớp 1 của bé nhà tôi. Tôi chọn trường chỉ mất khoảng 5 phút đi bộ theo lối đi bộ gần nhà, nhưng vì con chưa quen nên tôi quyết định sẽ đưa đón cháu năm đầu tiên. Trước khi trẻ đến lớp, trường sẽ có một buổi họp những phụ huynh cùng lớp để trao đổi, hướng dẫn và dẫn đi tham quan trường, giới thiệu từng phòng học, phòng ăn, phòng sinh hoạt...

Con tôi đến trường muộn hơn ở Việt Nam là vào lúc 8:00, khi vào trường con sẽ được các giáo viên cho dùng bữa sáng nhẹ (bánh mì, các loại mứt, trái cây, cháo yến mạch...), sau đó các bé sẽ vào lớp học. Các trường ở Phần Lan không có sách giáo khoa thống nhất (chỉ dùng một số sách thông dụng). Bộ giáo dục chỉ đưa ra một khung cơ bản, giáo viên sẽ dựa vào đó để tự thiết kế bài giảng của mình sao cho linh động nhất.

Tôi cũng không cần chuẩn bị bất cứ dụng cụ học tập nào cho con mình cả, cháu chỉ cần đến lớp và học, mọi thứ đều được chuẩn bị sẵn ở lớp. Chỉ cần mang theo áo khoác cho mùa đông, quần áo mưa, ủng, giày thể thao. Mỗi ngày con tôi được phát những bài học do thầy cô chuẩn bị rất sinh động được in sẵn trong giấy A4, bé sẽ tự tập viết, tập vẽ, tập tô màu, làm những bài toán cơ bản và dĩ nhiên những bài học được thiết kế kiểu vừa học vừa chơi, nên làm trẻ hào hứng và không cảm thấy áp lực.

Trẻ được khuyến khích nghe và đọc để phát triển tư duy trí tưởng tượng, nên trong giờ học hoặc giờ nghỉ trưa các giáo viên thường phân chia để đọc sách cho trẻ. Con tôi từ khi vào trường mới bé rất thích và hào hứng mỗi khi đi học. Tôi chẳng thấy cảnh đứa trẻ Phần Lan nào khóc lóc sợ đến lớp cả, mọi thứ đều được tự giác.

Thường giờ học chính thức sẽ bắt đầu vào lúc 8:00 và kết thúc 12:00 nhưng giờ đó thì các phụ huynh chưa đi làm về nên trẻ sẽ được gửi đến 16:00. Có những trường không có gửi lại thì các trẻ sẽ đi đến nơi khác, được đón bằng xe buýt hoặc taxi đưa đến tận nơi.

Trường của con tôi thì có cho trẻ ở lại đến 16:00. Các bé được nghỉ trưa, sau đó làm những bài tập nhỏ, vẽ tranh, tô màu... Sau đó 2:30 bé được ăn nhẹ và ra sân chơi. Hoạt động ngoài trời được đánh giá cao, cho dù mưa hay trời tuyết, trẻ vẫn được mặc quần áo chuyên dụng và ra sân chơi đùa chờ phụ huynh đến đón.

Về nhà thì tôi chủ yếu dạy thêm cho con tiếng Việt Nam, tôi có mang theo sách và tập hướng dẫn viết chữ cho con học thêm tiếng Việt, đọc truyện cho con chứ không đặt nặng việc làm bài tập. Tôi và con thường hay làm việc nhà, làm vườn, làm bánh, nấu ăn cùng nhau và xem đó là những bài học thực tế tôi có thể dạy cho bé.

* Bài viết thể hiện góc nhìn của tác giả.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.