Trẻ nôn trớ, vứt đồ ăn khắp nhà, mẹ nên làm gì?

Khủng hoảng ăn dặm xảy ra ở trẻ bao gồm: vứt đồ ăn khắp nhà, từ chối những món ăn mới, nôn mửa và cả dị ứng thực phẩm.
khung hoang an dam o tre va cach xu ly Thực đơn ăn dặm mỗi ngày một món ngon, con khỏe mẹ vui
khung hoang an dam o tre va cach xu ly Mẹ Pháp không ép con ăn thêm, không vỗ tay khi con ăn hết

Có rất nhiều các vấn đề xảy ra khi lúc trẻ bắt đầu chuyển từ sữa, đồ ăn lỏng sang thức ăn dạng thô. Và không phải em bé nào cũng gây ra cho bố mẹ những cơn khủng hoảng ăn dặm giống nhau.

1. Khủng hoảng ăn dăm ở trẻ: Những rắc rối thường gặp.

Không chỉ đơn giản là từ chối không chịu ăn đồ ăn thô, bố mẹ còn có thể phải đối mặt với rất nhiều các phản ứng khác nhau của con khi đến tuổi ăn dặm.

- Từ chối các thực phẩm mới

Elizabeth Ward, MS, RD, tác giả cuốn “Hướng dẫn cho trẻ ăn dặm” đã nói rằng: "Trẻ em có sẵn các phản ứng từ chối đồ ăn mới”. Để giúp con chấp nhận một món ăn mới, bạn hãy bắt đầu với một khẩu phần thật nhỏ, và cố gắng để thực phẩm trông giống như thứ mà con yêu thích.

- Văng thức ăn bừa bãi

Bột vương đầy sàn nhà và rau bám trên tóc? Chúc mừng bạn, bạn đang có một em bé độc lập. Đến khoảng 9 tháng, nhiều em bé bắt đầu muốn kiểm soát giờ ăn và nơi chúng ăn. Mặc dù rõ ràng không dễ tí nào để ngồi yên và nhìn đám hỗn loạn con bạn bày bừa ra, nhưng hãy nhớ rằng, đây là một bước quan trọng để con bạn học, trưởng thành và tự lực.

khung hoang an dam o tre va cach xu ly
Đừng ngăn cản nếu bé muốn tự tay bốc đồ ăn dặm. Đây là bước quan trọng để con tự lập (Ảnh: Afamily).

- Nôn, trớ, trào ngược thức ăn

Trớ sau khi ăn là việc hoàn toàn bình thường, đặc biệt là với trẻ sơ sinh vì hệ thống tiêu hóa của con vẫn đang phát triển. Con bạn cũng có thể bị trào ngược khi thức ăn trong dạ dày trào vào thực quản. Để giúp kiểm soát trào ngược, bạn hãy thử cho con bú ít hơn hoặc ăn ít hơn, nới lỏng tã và giữ cho con đứng sau khi ăn. Hiện tượng trào ngược thường sẽ tự ở độ tuổi từ 12 đến 14 tháng mà không cần điều trị.

- Không chịu ăn

Bạn cho con ăn một thìa nhỏ còn cô bé quay đầu đi, đẩy thìa ra hoặc mím chặt miệng. Trẻ em luôn từ chối thức ăn vì rất nhiều lý do: chúng bị ốm, mệt, phân tâm hoặc vẫn còn no. Đừng ép con ăn nhưng nếu lo lắng, bạn có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ nhi khoa hoặc các chuyên gia dinh dưỡng.

2. Khủng hoảng ăn dặm: Các nguyên nhân dẫn tới “trận chiến đồ ăn”

Cuộc khủng hoảng ăn dặm của con bạn có thể kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng, nhưng không bao giờ mãi mãi. Con bạn có thể gặp khó khăn khi tập ăn dặm vì rất nhiều lý do: Bé đang không ở trạng thái sức khỏe tốt nhất, ví dụ như đang mọc răng. Hoặc đơn giản bé chỉ không thích thử một món đồ ăn mới. Bạn chỉ cần nhớ không cho con ăn đồ ăn vặt ngay cả khi đó là thứ duy nhất bé chịu ăn. Chỉ cho con các món ăn lành mạnh, và khi bé đói, cuối cùng bé sẽ đồng ý ăn chúng.

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp có thể gây nên tình trạng khủng hoảng ăn dặm ở trẻ:

- Dị ứng thực phẩm và không dung nạp thực phẩm

Có tới 8% trẻ em bị dị ứng thức ăn. Các triệu chứng như phát ban, tiêu chảy, nôn mửa, hoặc đau dạ dày có thể xuất hiện đột ngột như một phản ứng của vấn đề này. Sữa, loại hạt cứng, trứng, đậu nành, lúa mì và hải sâm là những thực phẩm dễ gây dị ứng nhất. Không dung nạp thực phẩm phổ biến hơn và có thể gây ra đầy bụng, chướng hơi và đau bụng. Nếu bạn nghi ngờ con mình có vấn đề với một loại thực phẩm nào đó, hãy theo dõi hoặc trao đổi thêm với bác sĩ để tìm ra thực phẩm an toàn cho con.

khung hoang an dam o tre va cach xu ly
Chứng đau bụng có thể là nguyên nhân khiến bé từ chối thử một món ăn dặm mới (Ảnh: Marybaby).

- Đau bụng

Có đến 2 trong 5 trẻ sơ sinh gặp rắc rối với cơn đau bụng khiến chúng khóc trong nhiều giờ đồng hồ. Đau bụng có thể bắt đầu khi con bạn được 3 tuần tuổi và thường biến mất ở tháng tuổi thứ 3. Trong khi đau bụng không ảnh hưởng đến sự thèm ăn cũng như khả năng nuốt của con thì chúng vẫn cần thời gian để cảm thấy dễ chịu trở lại trước khi ăn. Con bạn cũng có thể nhổ đồ ăn ra nhiều hơn mọi khi. Nhưng nếu con gặp các vấn đề như nôn mửa, tiêu chảy, sốt, giảm cân hoặc có máu hay chất nhầy trong phân thì hãy đưa con đến bác sĩ để kiểm tra. Những triệu chứng trên hoàn toàn không phải do nguyên nhân đau bụng.

- Tiêu chảy và táo bón

Tiêu chảy có thể nhanh chóng dẫn đến mất nước rất nguy hiểm. Một em bé bị tiêu chảy thường có các dấu hiệu như khô miệng, giảm tiểu tiện hoặc giảm số lượng tã ướt, khóc không có nước mắt, giảm cân, lơ mơ hoặc mắt trũng xuống. Cho dù em bé của bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào, bạn cũng cần mang bé đến bác sĩ ngay.

Trẻ sơ sinh hiếm khi bị táo bón. Và cũng khó để biết chúng có phải bị táo bón không vì số lần đi ngoài của trẻ thay đổi tùy theo từng bé. Vì vậy, bạn nên căn cứ vào các biểu hiện bên ngoài của con như phân cứng, gây đau và chảy máu để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Thực phẩm ăn dặm dạng hộp

Liệu có phải thức ăn đóng hộp dành cho trẻ ăn dặm là nguyên nhân gây ra các vấn đề về tiêu hóa của bé? Rất có thể nếu bạn cho con ăn trực tiếp đồ ăn từ hộp rồi giữ lại đồ thừa trong hộp cho bữa ăn sau. Cách làm này có thể đưa vi khuẩn từ miệng bé vào lọ đồ ăn. Khi con ăn đồ ăn thừa nhiễm khuẩn từ lần trước, bé có thể gặp các vấn đề về dạ dày như nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng khác.

khung hoang an dam o tre va cach xu ly
Chỉ nên cung cấp cho con các món ăn dặm lành mạnh để tạo thói quen ăn uống tốt khi bé lớn hơn (Ảnh: Treemviet).

- Trẻ lớn hơn và đồ ăn vặt

Đôi khi bố mẹ lại là nguyên nhân dẫn tới các triệu chứng đau bụng của con. Người lớn luôn cảm thấy cám dỗ cho con ăn những món ăn mà mình đang ăn nhưng không phải lúc nào bạn cũng ăn thức ăn lành mạnh. Giới thiệu các thực phẩm ngọt, mặn hay béo khi con bắt đầu tập ăn dặm sẽ khiến con gặp vấn đề với thói quen ăn uống không lành mạnh khi đến tuổi chập chững biết đi.

3. Khủng hoảng ăn dặm và các thực phẩm cần tránh

Khi bắt đầu bước vào tuổi ăn dặm thì hệ thống dạ dày - ruột non của bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện, con bạn không thể đối phó với một số thực phẩm mà người lớn có thể ăn. Ví dụ, mật ong có thể dẫn đến bệnh ngộ độc ở trẻ sơ sinh, thâm chí có thể gây tử vong. Bạn nên cho con tránh xa các loại thực phẩm có nhiều chất gây nghẹn như bắp rang bơ, xúc xích, trái cây thô, rau, nho khô…

Các nguyên nhân khiến con bạn gặp rắc rối khi tập ăn dặm rất đa dạng và không phải giống nhau ở tất cả các bé, nên nếu bạn lo lắng, đừng ngần ngại trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng, nhất là khi con bị giảm cân; khi con nôn lúc ăn một thực phẩm nhất định; khi bạn nghi ngờ con bị tiêu chảy, mất nước, táo bón; hoặc khi bạn nghĩ con bị trào ngược.

khung hoang an dam o tre va cach xu ly Người Nhật dạy gì trẻ em qua bữa ăn trưa ở trường?

Bữa ăn trưa ở trường học của Nhật Bản được gọi là “shokuiku”, có nghĩa là “giáo dục về thực phẩm và dinh dưỡng” - ...

khung hoang an dam o tre va cach xu ly Chăm sóc trẻ tại nhà khi trẻ sốt, tiêu chảy và táo bón

Biết cách chăm sóc tại nhà cho trẻ sẽ giúp trẻ đỡ mệt khi bị sốt, tiêu chảy và táo bón. Tuy nhiên, nếu triệu ...

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.