(Ảnh: vov2) |
Khẩu phần ăn thiếu cả về số lượng và mất cân đối về chất lượng, bệnh tật và các yếu tố về chăm sóc nghèo đói là nguyên nhân của suy dinh dưỡng trẻ em ở nước ta.
Sự chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là nguyên nhân của tình trạng chênh lệch về suy dinh dưỡng. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi, nhẹ cân ở khu vực nông thôn; đặc biệt là các xã nghèo đều cao hơn so với khu vực thành thị.
Năm 2015, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi là 24,6%, thể nhẹ cân là 14,1%. Tỉ lệ suy dinh dưỡng vẫn tập trung cao ở những nơi khó khăn như Tây Nguyên, trung du và miền núi phía Bắc với tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi tương ứng là 34,2% và 30,3%, nhẹ cân là 21,6% và 19,5%. |
Nhiều bà mẹ trước khi sinh con, trước khi lập gia đình chưa được trang bị kiến thức về dinh dưỡng như: chăm sóc bà mẹ có thai dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai; nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung, theo dõi sự phát triển của trẻ,...dẫn đến thực hành dinh dưỡng không đúng, chăm sóc con chưa đúng khoa học dẫn đến suy dinh dưỡng...
Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng có sự khác nhau giữa các vùng miền (Ảnh: Ích Nhi) |
Vấn đề thiếu vi chất dinh dưỡng cũng đang còn tồn tại. Cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị thiếu máu. Có 43% trẻ em dưới 2 tuổi (tức là trong 1000 ngày vàng đầu đời) bị thiếu máu do đói nghèo. Cứ 4 phụ nữ thì có 1 người bị thiếu máu chủ yếu tập trung ở miền núi. Thiếu máu chủ yếu do thiếu sắt. Đối với phụ nữ sinh đẻ, để giải quyết thiếu máu không chỉ giải quyết vấn đề thiếu Vitamin mà cần giải quyết vấn đề môi trường, như nhiễm giun.
Trẻ em bị suy dinh dưỡng do bữa ăn chưa đa dạng đảm bảo đủ dinh dưỡng, hợp lý (Ảnh: THST) |
Hậu quả của thực đơn ăn uống nghèo nàn có thể làm gia tăng bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường và nhiều căn bệnh khác khiến năng suất lao động suy giảm. Dinh dưỡng không đầy đủ cũng đang làm chậm sự phát triển của gần 1/4 trẻ em dưới 5 tuổi. Ngoài những ảnh hưởng tới sức khỏe, tình trạng thiếu dinh dưỡng còn có thể gây thiệt hại đến 10% GDP toàn cầu, tương đương với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Các chuyên gia cảnh báo, tình hình này có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn trong 20 năm tới và chỉ có những nỗ lực toàn cầu tương tự như đối phó với HIV và bệnh sốt rét mới có thể chống lại thách thức này.
(Ảnh: An ninh Thủ đô) |
Mặc dù, số trẻ bị suy dinh dưỡng ở nước ta vẫn còn cao, nhưng hiện nay, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em ngày càng được quan tâm, góp phần giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng. Trong đó phải kể đến "Chương trình mục tiêu quốc gia về cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em ở vùng cao"; "Chiến lược quốc gia dinh dưỡng 2011-2020" hướng tới cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em Việt Nam...
Để nâng cao tình trạng dinh dưỡng cho người Việt, cần sự chung tay của người dân và các cấp chính quyền, các bộ, ngành. Đặc biệt, cần phối hợp chặt chẽ với ngành nông nghiệp để hướng dẫn người dân về kỹ thuật canh tác phù hợp tạo nguồn thực phẩm an toàn, giàu dinh dưỡng, cải thiện chất lượng bữa ăn.
250 triệu trẻ em có nguy cơ chậm phát triển vì bị còi cọc |
Nhịn đói giảm cân không hiệu quả bằng ăn những thực phẩm này | |
Điều trị suy dinh dưỡng cấp tính hơn 7.600 trẻ ĐB SCL, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên |