Trẻ Việt tiêu 900.000 đồng/tháng ăn vặt: Nuông chiều và vô cảm!

Trẻ em Việt đang rơi vào các trò chơi lãng phí như game vô cùng tốn tiền, thậm chí gây nghiện, hủy hoại tương lai của trẻ.
tre viet tieu 900000 dongthang an vat nuong chieu va vo cam Trẻ em Việt vừa suy dinh dưỡng, vừa thừa cân béo phì – Cách nào giải quyết?

Giới trẻ Việt nghiện game, thích đồ ăn nhanh

Mới đây, hãng nghiên cứu thị trường Decision Lab, đã đưa ra báo cáo chi tiêu của nhóm đối tượng người trẻ ở Việt Nam độ tuổi sinh năm 1995 trở về sau này (thế hệ Z), trong đó, với tổng số 14,4 triệu người sinh năm từ 1995 trở về sau, số chi cho ăn uống mỗi tháng vào khoảng 13.000 tỷ đồng, tính bình quân khoảng 900.000 đồng/người/tháng.

Trước con số trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 13/12, GS.TS.NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người cho biết: "Việc chi tiêu của trẻ em Việt Nam hiện nay đang không được hạn chế vì quá nhiều nhu cầu do xã hội phát triển, đặc biệt khu vực thành thị.

Trong khi các bậc cha mẹ buông lỏng, quên giáo dục cho trẻ làm kinh tế, tài chính, còn nếu trẻ em biết làm tài chính, thì thường khi tự lao động kiếm ra tiền, hiểu giá trị đồng tiền trẻ sẽ tiết kiệm hơn. Còn với các em cha mẹ nuông chiều, cung cấp theo sở thích, thường tiêu xài hoang phí, đó là điểm không tốt trong giáo dục trẻ em hiện nay của các bậc cha mẹ Việt.

Con số 900.000 đồng/tháng theo tôi là quá cao, không hề thấp. Bởi lẽ, đây là tính trung bình chung đầu người, nghĩa là trẻ thành thị và nông thôn, nhưng ở nông thôn lấy đâu 900.000 đồng/tháng mà tiêu vặt khi cả nhà thu nhập của cả nhà có khi cả tháng được bằng đó, có nhà còn không được.

tre viet tieu 900000 dongthang an vat nuong chieu va vo cam

Giới trẻ Việt chi 900.000đ/tháng để ăn vặt. Ảnh minh họa

Đó là còn chưa kể thế hệ trẻ sơ sinh chưa dùng đến tiền. Chỉ cần nói rõ như vậy sẽ thấy con số thực sự hiện nay giới trẻ chi cho ăn vặt hàng ngày có khi bằng hoặc 1/2 thu nhập một tháng trung bình chung đầu người tại Việt Nam, khoảng 2000 USD/tháng.

Trong khi, tiêu thụ của con người, tốn nhất là giai đoạn mầm non, vì bao gồm nhiều yêu cầu cần dùng đến tiền như dinh dưỡng, chăm sóc, phòng bệnh, còn lên cấp 1, cấp 2 tiền tiêu không có nhu cầu nhiều.

Ví dụ như cháu tôi cho tiền cũng không lấy vì không cần chi tiêu gì, chỉ sáng ăn sáng ở nhà rồi đi học, trưa ăn ở trường, còn đồ dùng thiết yếu bố mẹ sắm sửa đầy đủ. Tôi thấy nếu như tổng tiền dịch vụ phục vụ cho đứa trẻ cả tháng bằng đó thì không sao, nhưng nếu tính tiền đưa cho đứa trẻ mua đồ ăn hàng ngày thì không tưởng tượng được".

Bên cạnh đó, theo ông Anh, trẻ em Việt đang rơi vào các trò chơi lãng phí như game vô cùng tốn tiền, thậm chí gây nghiện, hủy hoại tương lai của trẻ.

Như có rất nhiều trường hợp các em mới đang chỉ đang học cấp 1, cấp 2 đã nghiện đánh điện tử, trốn học đi đánh game. Về nhà bố mẹ có nhốt trong phòng thì đục tường, trần nhà để chui ra đi chơi game. Nghĩa là, đó là do cách quản lý con về tài chính không tốt, dẫn đến thế hệ hư hỏng.

Hay cũng có nhiều trường hợp không ham chơi, nhưng lại đua đòi trong ăn mặc. Dù còn bé nhưng thay đổi trang sức liên tục, rất hay mua sắm, thích mua sắm, rất thích ăn, đặc biệt các loại thức ăn nhanh như gà rán, trà sữa...thức ăn công nghiệp, vừa tốn kém, vừa tốn tiền. Bố mẹ thì hay chiều chuộng đi nhà hàng, shopping.

Cuối tuần sở thích của các bà mẹ thích đi mua sắm, cho con đi, thỏa mãn nhu cầu của con, nên mới nói khoản tiền tiêu thụ, chưa nói khoản tiền để chăm sóc về các mặt khác như sức khỏe, giáo dục, mới chỉ là ăn vặt, đã đủ thấy độ tiêu xài quá cao.

Ở nước ngoài, trẻ em trong việc chi tiêu tiền được cân nhắc hơn, thận trọng hơn, chi tiêu không lãng phí, họ giáo dục cho trẻ biết cách chi tiêu sớm hơn, biết cách sử dụng đồng tiền, tự mình có kế hoạch chi tiêu cho mình, đặc biệt người Do Thái họ giáo dục từ mầm non biết cách dùng tiền.

Đặc biệt, họ không dạy qua bài học trong nhà trường. Họ dạy qua trò chơi ngay từ nhà trẻ, mẫu giáo về mua bán, đưa ra đồng tiền, dạy trẻ khi mua và bán phải tính toán muốn mua gì, như thế nào một cách cẩn thận, làm sao hợp lý nhất chứ không phải mua không có kế hoạch.

Ở trong các trò chơi, hoạt động trải nghiệm, họ đưa học sinh ra một trang trại, một siêu thị, hiểu được kiếm ra được đồng tiền khó khăn ra sao và cách chi tiêu đồng tiền hiệu quả, chứ không phải một bài dạy lý thuyết suông, đồng thời lồng ghép vào các môn học.

Còn chúng ta chưa chú ý việc này, có chăng thì rất ít một số gia đình nhắc nhở con em sử dụng đồng tiền, cái này nằm trong khuôn mẫu giáo dục của từng gia đình khác nhau.

Trẻ bị vô cảm do quá được nuông chiều

Ở góc độ khác, theo vị chuyên gia trên, hầu hết trẻ hiện nay được cha mẹ chiều chuộng vì ít con, đời sống khá giả, ít trách nhiệm về quan tâm giáo dục, thả lỏng, dùng đồng tiền thỏa mãn mong muốn nhu cầu của đứa trẻ, cho nên cái đó là một trong những cái làm ảnh hưởng quá trình chi tiêu.

Chưa nói là theo tính toán trẻ em càng được giáo dục học tập sớm trong từng gia đình, cho đến các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học thì chi tiêu lợi ích cho đồng tiền tạo ra được nhiều lợi ích hơn nhiều so với trẻ em hạn chế càng chậm hoạt động càng thiếu giáo dục sớm, chi tiêu tốn kém hơn nữa.

Khi đứa trẻ chỉ biết bản thân mình không quan tâm người khác, đứa trẻ đó sau này không trở thành con người có trách nhiệm với xã hội không có cảm xúc trước tình huống của người khác.

Nói ngay trong gia đình mối quan hệ tình cảm giữa bố mẹ với các em cũng không thật gắn bó, còn khi thấy mọi việc xảy ra xung quanh mình mà không liên quan đến mình thì trẻ sẽ bị vô cảm, dẫn đến vô trách nhiệm trong việc chung của đất nước, cộng đồng, chỉ biết hưởng thụ, kể cả với gia đình, bạn bè, xã hội.

Đó là một nguy cơ cho thế hệ trong tương lai, nó thể hiện sự vô trách nhiệm với con cái, dẫn đến hậu quả khó lường.

"Tôi khẳng định các hiện tượng trẻ tiêu nhiều tiền, không phổ biến nó chỉ ở trong các gia đình giàu có, nuông chiều, không có trách nhiệm với trẻ, nhưng hiện nay trào lưu các cha mẹ dùng đồng tiền tự điều hành chi tiêu là đang phát triển.

Họ không muốn can thiệp nhiều vào việc chi tiêu của trẻ, muốn trẻ được tự do sung sướng, nuông chiều, thỏa mãn, nên cho tiền muốn làm gì thì làm.

Nhưng cần hiểu rõ, chiều chuộng trẻ em không phải là bệnh mà là sai lầm trong cách ứng xử của các bậc phụ huynh. Đừng để các em chỉ biết giá trị của mình không biết giá trị của người khác, coi thường bạn bè, không nghe lời, thậm chí thầy cô dạy cũng không tập trung.

Về nhà thích ăn cái này, thích ăn cái kia, dọn cơm ra không ăn, đòi đi ăn pizza, phải ăn các món sang chảnh, bố mẹ đáp ứng nhu cầu của trẻ mặc nhiên là trẻ sẽ hoang phí, đòi gì được đấy''.

Bố mẹ lao công không được con nhận vì nghèo

Bàn ở góc độ khác, vị chuyên gia nêu lên một ví dụ đau lòng.

"Tôi còn nhớ đã từng có trường hợp, một cậu bé mới 10 tuổi được bố mẹ rất chiều, do là con duy nhất, mọi tình cảm dành hết cho cậu bé. Nhưng khi tiếp xúc với người ngoài, cậu bé khá rụt rè, thậm chí có biểu hiện của người tự kỷ, vô cùng thương xót.

Khi nói chuyện cậu bé vẫn nhận ra những chỉ thị của người khác nhưng vẫn muốn làm gì thì tự làm, không nghe theo ai. Ra cửa hàng giầy thể thao phải mua đôi đắt tiền nhất, chứ không mua đôi giầy năm sau vẫn đi được. Vì lẽ đó hình thành lên đứa trẻ sống ích kỷ, nội tâm, ít biết chia sẻ với người khác.

Tôi cũng từng được nghe nhiều trường hợp, các em học sinh cấp 2 hay so sánh gia đình mình với gia đình khác. Mặc cảm bố mẹ mình nghèo, nhưng dù có như vậy vẫn đòi giống như bạn có gia đình giàu, gây cho bố mẹ khó khăn, ở các đứa trẻ cá biệt, thường hay nhìn vào người khác để đua đòi.

Nói chung con nhà nghèo, con nông thôn thường chịu khó, cần cù, nhưng có một số trường hợp ra thành phố, học cùng các bạn cùng lứa tuổi, có điều kiện hơn, thì bị choáng ngợp, coi khinh, phàn nàn về số phận của mình, thành ra trộm cướp, hư hỏng.

Thậm chí có những em không dám nhận bố mẹ trước mặt các bạn. Ví dụ, con người lao công đi lau cửa nhà hàng tôi có quen, khi con gái vào Đại học đi khoe khắp xóm vì tự hào, nhưng trước mặt con thì họ không dám nhận mình là bố mẹ, vì sợ con thấy xấu hổ", ông Anh chia sẻ.

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.