Trung Quốc chuẩn bị triển khai vắc xin ngừa Covid-19 qui mô lớn

Các chính quyền địa phương tại Trung Quốc đang đặt hàng vắc xin Covid-19 do các công ty nội địa phát triển dù hiệu quả phòng bệnh của chúng vẫn chưa được các quan chức y tế công bố.
Trung Quốc chuẩn bị triển khai vắc xin COVID-19 trên qui mô lớn - Ảnh 1.

Một nhân viên kiểm tra các ống vắc xin Covid-19 do Sinovac sản xuất tại nhà máy ở Bắc Kinh. (Ảnh: AP).

Theo tờ AP, trong cuộc họp Liên Hợp Quốc tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết các hãng dược nước này đang tăng tốc quá trình thử nghiệm cuối. Dù chưa được chấp thuận chính thức, vắc xin thử nghiệm đã được tiêm cho hơn 1 triệu người được coi là có nguy cơ lây nhiễm cao ở Trung Quốc. Chưa có thông tin nào về tác dụng phụ tiềm năng.

Trung Quốc có ít nhất 5 loại vắc xin từ 4 nhà sản xuất đang được thử nghiệm ở hơn 10 quốc gia, trong đó có Nga, Ai Cập và Mexico. Các chuyên gia y tế cho biết ngay cả khi những sản phẩm này thành công, chúng khó có thể được dùng ở Mỹ, châu Âu và các nước phát triển do vướng qui trình chứng nhận phức tạp. Tuy nhiên, Trung Quốc nói rằng họ sẽ đảm bảo vắc xin có giá cả phải chăng cho các nước đang phát triển.

Tháng trước, Sinopharm thông báo công ty đã xin phép bán ra vắc xin trên thị trường Trung Quốc. Các loại vắc xin khác đã được cấp phép dùng trong trường hợp khẩn cấp cho những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao.

Trong chuyến thăm các hãng dược ngày 2/12, Phó Thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan chỉ đạo: "Chúng ta phải chuẩn bị để sản xuất vắc xin qui mô lớn", tờ Tân Hoa Xã (Xinhua) đưa tin.

Chính phủ Trung Quốc chưa cho biết nước này dự định tiêm phòng cho bao nhiêu người. Bà Tôn Xuân Lan nói rằng Trung Quốc có kế hoạch tiêm vắc xin cho nhân viên biên giới và các nhóm dân số có nguy cơ mắc bệnh cao khác trong tháng này.

Các chuyên gia y tế đặt câu hỏi vì sao Trung Quốc lại sử dụng vắc xin thử nghiệm trên qui mô lớn như hiện nay trong khi phần lớn các đợt bùng phát bệnh trong nội địa đã được kiểm soát.

Trước đó giới chức y tế đã nói rằng Trung Quốc có thể sản xuất 610 triệu liều vắc xin vào cuối năm nay và tăng lên 1 tỉ liều vào năm tới.

Theo AP, chính quyền tỉnh Giang Tô đã đặt mua vắc xin từ Sinovac và Sinopharm vào ngày 2/12 để sử dụng cho trường hợp khẩn cấp.

Các nhà chức trách ở tỉnh Tứ Xuyên cũng thông báo đã đặt mua vắc xin. Tờ báo chính thức ở tỉnh An Huy cho biết một ủy ban dân cư địa phương đã hỏi liệu người dân có muốn tiêm vắc xin hay không. Tại cả hai tỉnh, chi phí tiêm 2 liều vắc xin mỗi người là 400 nhân dân tệ (60 USD).

Thành tựu phát triển vắc xin củaTrung Quốc

Vắc xin của Sinovac và Sinopharm đã được phê duyệt để sử dụng khẩn cấp vào tháng 7.

Đến tháng 10, tỉnh Chiết Giang triển khai chương trình tiêm phòng trên diện rộng dưới sự cho phép khẩn cấp. Những người có nguy cơ cao được ưu tiên.

Tháng 11, Sinopharm cho biết gần 1 triệu người đã được tiêm vắc xin của hãng dược này. Hồi tháng 9, CEO Sinovac tiết lộ hàng chục nghìn liều vắc xin đã được chuyển tới chính quyền thành phố Bắc Kinh.

Tuy nhiên, các hãng dược vẫn chưa công bố hiệu quả vắc xin của họ và tác dụng phụ tiềm năng.

Sinopharm đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng tại 10 quốc gia bao gồm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Ai Cập, Jordan, Peru và Argentina với gần 60.000 tình nguyện viên. Công ty đã xây dựng hai cơ sở ở Trung Quốc có khả năng sản xuất 200 triệu liều vắc xin mỗi năm.

Sinovac thử nghiệm vắc xin ở Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia. Dữ liệu được công bố gần đây nhất cho thấy sản phẩm của Sinovac tạo ra lượng kháng thể ở người thấp hơn so với những người đã hồi phục sau Covid-19. Công ty dự kiến sẽ có thể sản xuất vài trăm triệu liều vắc xin vào tháng 2 hoặc tháng 3 năm sau.

Hãng dược CanSino đang thử nghiệm ở Nga, Pakistan, Mexico và tìm kiếm đối tác ở các nước Mỹ Latinh. Vắc xin của họ được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp với quân đội Trung Quốc.

Công ty phát triển vắc xin thứ 4, Anui Zhifei Longcom Biologic Pharmacy đang thử nghiệm giai đoạn cuối trên khắp Trung Quốc.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.