Sáng nay (13/3), Trung tâm y tế huyện Hoài Đức đã cử đoàn kiểm tra về Trường THCS An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội) để tìm hiểu công tác y tế học đường và nguyên nhân khiến nhiều học sinh bị mẩn ngứa, phát ban hôm qua, 12/3.
Chia sẻ với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Huyền - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, Ban Giám hiệu vẫn đang theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe của các em học sinh. Hiện tại chưa ghi nhận thêm bất cứ trường hợp học sinh nào bị dị ứng. Một số em bị mẩn ngứa ngày hôm qua thì hôm nay đều đã đến trường học bình thường.
![]() |
Theo tìm hiểu, sáng 13/3 nhà trường không ghi nhận trường hợp học sinh nào bị mẩn ngứa, dị ứng. Ảnh: Đình Tuệ. |
Vị Hiệu trưởng thông tin: "Ngay trong chiều qua (12/3), lãnh đạo Phòng GD&ĐT và cán bộ thuộc Sở Y tế Hà Nội đã về trường nắm bắt tình hình. Tất cả đều đang theo dõi và chưa đưa ra kết luận về nguyên nhân.
Sáng nay, đoàn kiểm tra gồm cán bộ thuộc Trung tâm Y tế huyện, Phòng GD&ĐT tiếp tục về trường để tìm hiểu công tác y tế học đường. Thành phố đã phát động việc phun thuốc phòng dịch sốt xuất huyết và theo lịch, ngày 14/3 mới triển khai ở trường nhưng chúng tôi đã chủ động 'đi trước một bước' và phun từ ngày 11/3. Đoàn kiểm tra cũng ghi nhận điều này".
Ngoài ra, bà Huyền cũng cho hay, trước Tết Nguyên đán, có cả một số giáo viên và học sinh của nhà trường đều bị sốt xuất huyết nên trường chủ động công tác phòng dịch theo chỉ đạo của lãnh đạo UBND huyện.
"Về quy trình, từ trước đến nay nhà trường vẫn thực hiện đúng quy trình và không có vấn đề gì. Thuốc phun phải rõ nguồn gốc xuất xứ, nhà trường vẫn phải giữ cả vỏ bao lại để kiểm tra nếu cần. Cách pha chế, liều lượng ra sao đều được nhà trường hợp đồng với Công ty TNHH Môi trường Trần Phú - đơn vị phun thuốc cho trường từ trước. Tất cả đều được ghi vào sổ theo dõi.
Sáng 11/3 khi phun thuốc, tôi và cán bộ kế toán, y tế của trường trực tiếp giám sát việc phun cùng đại diện Ban phụ huynh của trường. Sau khi phun, cửa các lớp đều để mở, bật quạt trần cho thông khí.
Tới sáng 12/3, học sinh đã vệ sinh lớp học như lau bàn ghế rồi. Nhưng khả năng thuốc phun vẫn còn bám ở trên tường của lớp học. Chiều 12/3, giáo viên và đoàn viên của trường tiếp tục tổng vệ sinh ở các lớp. Nhà trường sẽ tiếp tục theo dõi để báo cáo cấp trên nếu có diễn biến mới", bà Huyền cho biết thêm.
Ông Nguyễn Huy Hoán - Chủ tịch UBDN xã An Khánh cho hay: "Ngày 12/3, bộ phận y tế xã đã sang trường để tìm hiểu. Có một số em học sinh bị dị ứng có thể do phun thuốc muỗi. Xã đã chỉ đạo giữ lại mẫu để kiểm tra chất lượng thuốc phun. Nhưng tới hôm nay tình hình các cháu đã ổn định trở lại nên có lẽ không cần kiểm nghiệm nữa".
![]() |
![]() |
Biên bản kiểm tra công tác y tế học đường tại Trường THCS An Khánh của BCĐ Y tế học đường huyện Hoài Đức ngày 13/3 kết luận: Trường đạt loại tốt. Ảnh: Đình Tuệ. |
Ngoài ra, ông Hoán cũng băn khoăn, nếu không phun thì sợ bùng phát dịch sốt xuất huyết, mà phun nếu xảy ra vấn đề gì thì cũng phức tạp. Còn việc cách ly sau khi phun thì nhà trường vẫn đảm bảo.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Đặng Quang Tấn - Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, bộ phận y tế cần xác định xem các em học sinh đó có bị bệnh truyền nhiễm và có thể lây sang người khác với biểu hiện phát ban hay không, hoặc có em nào dị ứng với thuốc muỗi hay không?
Tuy nhiên, việc dị ứng sau khi phun thuốc muỗi là có thể xảy ra với những học sinh có cơ địa dị ứng. Do vậy, nếu bị dị ứng với hóa chất phun muỗi thì các thầy cô giáo cần phối hợp với các cán bộ y tế để chăm sóc, nếu có dấu hiệu nặng hơn cần đưa đến các trung tâm y tế gần nhất để điều trị.
Hóa chất phun thuốc muỗi phải được Bộ Y tế cấp phép, đảm bảo an toàn, thời gian cách ly tối thiểu chỉ từ 1 - 2 giờ đồng hồ. Do đó, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng về tình trạng này bởi nếu không tiến hành phun thuốc muỗi, có em không may mắc phải sốt xuất huyết thì tình trạng còn nguy hiểm hơn rất nhiều lần.
Các nguyên tắc cần phải thực hiện khi phun hóa chất diệt muỗi người dân cần lưu ý:1. Phải di chuyển toàn bộ người ra khỏi nhà trước khi phun hóa chất. 2. Di chuyển hoặc che đậy cẩn thẩn các loại thức ăn, vật nuôi, vật dụng trong nhà. 3. Các hộ gia đình cần mở tất cả các cửa ra vào, kể cả cửa sổ. 4. Trong khi phun thuốc, cần tránh xa cửa sổ và cửa ra vào hoặc tạm rời khỏi nhà và khu vực phun thuốc cho đến khi phun xong. 5. Trẻ em và người lớn đều không được đi theo sau nhân viên phun thuốc. Mọi sinh hoạt tại các hộ gia đình trở lại bình thường sau khi phun từ 60-90 phút là an toàn. Một số người có cơ địa dị ứng, trẻ nhỏ và một số người bệnh mãn tính như hen phế quản… cần phải di chuyển khỏi nơi phun thuốc khoảng 2 - 3 tiếng. 6. Hóa chất sử dụng phải là hóa chất được Bộ Y tế cấp phép sử dụng và lưu hành. 7. Nếu người dân tự phun hóa chất diệt muỗi, cần phải có sự hướng dẫn của nhân viên y tế, đặc biệt là tỷ lệ pha và hướng dẫn cách ly an toàn. |
![]() |
Hàng loạt học sinh bị mẩn ngứa sau khi nhà trường phun thuốc muỗi
Sáng 12/3, nhiều học sinh Trường THCS An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội) đã bị mẩn ngứa, phát ban trên da, có em không thể ... |
Lối sống 12:06 | 01/06/2019
Lối sống 07:24 | 09/05/2019
Lối sống 10:09 | 29/04/2019
Lối sống 15:17 | 26/04/2019
Lối sống 09:39 | 26/04/2019
Lối sống 20:19 | 25/04/2019
Lối sống 17:30 | 24/04/2019
Lối sống 14:55 | 24/04/2019