Từ các vụ chậm, hủy chuyến bay: Hoãn, hủy chuyến bay được bồi thường thế nào?

Theo quy định, chậm từ 2 giờ phải phục vụ nước uống. Chậm từ 3 giờ trở lên phải phục vụ ăn. Chậm từ 6 giờ trở lên (từ 7h đến trước 22h) phải bố trí nơi nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế của cảng hàng không.

Theo báo Pháp luật TP HCM đưa tin, đại diện hãng hàng không Jetstar Pacific xác nhận, chuyến bay mang số hiệu BL434 từ TP.HCM đi Tuy Hòa chiều qua 6/11 của hãng này buộc phải hủy vì sân bay đóng cửa, ngừng tiếp nhận các chuyến bay đến sau 17h30, thời điểm dự kiến mặt trời lặn.

Theo lịch trình chuyến bay BL434 sẽ bay TP.HCM đi Tuy Hòa lúc 14h5 và sẽ hạ cánh lúc 15h15. Tuy nhiên, trong quá trình chuẩn bị thực hiện hành trình, hệ thống máy tính báo cần phải kiểm tra kỹ thuật. Ngay sau đó, máy bay này đã được các kỹ sư kiểm tra và đủ điều kiện khai thác lúc 16h30.

Trước đó, lúc 15h00 Jetstar Pacific đã điều động một máy bay khác thay thế. Hành khách được bố trí lên máy bay để chuẩn bị xuất phát. Tuy nhiên, tại thời điểm này thông tin từ Đài chỉ hủy không lưu sân bay Tân Sơn Nhất cho biết, do mật độ khai thác tại sân bay đông, máy bay sẽ phải chờ và khó có thể cất cánh trước 16h00.

Cùng đó Phòng Khai thác bay của hãng đã liên hệ với sân bay Tuy Hòa, do sân bay Tuy Hòa sẽ đóng cửa ngừng tiếp nhận máy bay lúc 17h30. Do đó, chuyến bay BL434 đã bắt buộc phải hủy để bảo đảm an toàn.

Với thiết kế hiện tại sân bay Tuy Hòa là một trong số ít sân bay của Việt Nam chưa có hệ thống để có thể tiếp nhận máy bay vào ban đêm. Vì vậy, sân bay sẽ đóng cửa lúc 17h30, thời điểm dự kiến mặt trời lặn.

Sự cố này khiến chuyến bay ngược lại BL435 từ Tuy Hòa đi cũng không thực hiện được.

Vậy, theo quy định, trong trường hợp chuyến bay bị chậm, gián đoạn, hủy chuyến, hành khách được hưởng những quyền lợi gì?

vu jetstar huy chuyen bay hoan huy chuyen bay duoc boi thuong the nao
Khách đi trên các chuyến bay của Jetstar Pacific. (Ảnh: Pháp luật TP HCM).

Theo định nghĩa tại Thông tư 52/2018/TT-BGTVT, chuyến bay bị chậm là chuyến bay có giờ khởi hành thực tế muộn hơn 15 phút so với thời gian dự kiến cất cánh theo lịch bay.

Trong khi đó, Thông tư 27/2017 của Bộ Giao thông Vận tải về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014 (quy định chất lượng dịch vụ hành khách tại cảng hàng không) và Thông tư 14/2015 (quy định về việc bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không), hãng bay phải thông báo cho hành khách khi chuyến bay bị chậm.

Nội dung thông báo gồm có lý do việc chậm chuyến; thời gian cất cánh dự kiến hoặc kế hoạch bay thay thế; kế hoạch phục vụ hành khách; bộ phận trợ giúp hành khách. Đồng thời, hãng vận chuyển phải xin lỗi hành khách vì chậm, hủy chuyến.

Trong thời gian chờ đợi, hãng bay phải phục vụ ăn uống cho hành khách tùy theo thời gian chậm, hủy chuyến.

Cụ thể:

- Chậm từ 15 phút được xin lỗi

Trường hợp chậm chuyến từ 15 phút, hành khách phải được thông báo thông tin về số hiệu chuyến bay và chặng bay; lý do của việc chậm chuyến; thời gian khởi hành dự kiến; kế hoạch phục vụ hành khách; bộ phận trợ giúp hành khách.

Đồng thời, hãng hàng không phải xin lỗi hành khách nếu chuyến bay bị chậm từ 15 phút so với lịch bay.

- Chậm từ 2 giờ được phục vụ nước uống

Trường hợp hành khách đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay nhưng chuyến bay bị chậm trong thời gian từ 2 giờ, ngoài các nghĩa vụ thông báo và xin lỗi, hàng hãng không phải phục vụ nước uống cho hành khách.

- Chậm từ 3 giờ được phục vụ ăn

Trường hợp thời gian chậm chuyến từ 3 giờ thì ngoài việc thông báo, xin lỗi, phục vụ nước uống, hãng hàng không phải phục vụ thức ăn cho hành khách.

- Chậm từ 6 giờ được bố trí nơi nghỉ

Nếu thời gian chậm chuyến rơi vào từ 7h đến trước 22h, hành khách được bố trí nơi nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại sân bay.

Nếu thời gian chậm chuyến rơi vào từ 22h hôm trước đến trước 7h ngày hôm sau, hành khách được bố trí chỗ ngủ, nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế hoặc giải pháp thay thế nếu được sự đồng ý của hành khách.

Ngoài những quyền lợi nêu trên, trong trường hợp chuyến bay bị chậm, hủy chuyến, hành khách có thể được chuyển đổi hành trình trong phạm vi cung cấp dịch vụ của hãng hàng không để có thể đến được điểm cuối của hành trình một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải cũng quy định 4 mức bồi thường đối với chuyến bay trong nước và 4 mức đối với chuyến bay quốc tế, căn cứ vào độ dài đường bay.

Theo đó, mức bồi thường hủy, chậm chuyến kéo dài đối với đường bay trong nước là từ 200.000 đồng/người/đường bay dưới 1.000 km đến 400.000 đồng/người/đường bay từ 1.000 km.

Đối với đường bay quốc tế, mức bồi thường từ 25 USD/người/đường bay dưới 1.000 km đến là 150 USD/người/đường bay trên 5.000 km.

Việc bồi thường được thực hiện bằng tiền mặt, vé miễn cước hoặc chuyển khoản cho hành khách. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm giám sát việc bồi thường cho hành khách.

Tuy nhiên, hãng hàng không được miễn trừ nghĩa vụ trả tiền bồi thường ứng trước không hoàn lại trong trường hợp hành khách được vận chuyển miễn phí; hành khách được vận chuyển theo giá giảm áp dụng đối với nhân viên hãng hàng không, nhân viên đại lý của hãng hàng không, đối tác, bạn hàng sử dụng vé miễn giảm cước.

Trường hợp một chuyến bay bị chậm kéo dài, sau đó hủy thì việc bồi thường ứng trước không hoàn lại chỉ áp dụng 1 lần.

vu jetstar huy chuyen bay hoan huy chuyen bay duoc boi thuong the nao Cú đâm của xe Honda khiến Toyota 'bay' gần 5.000 tỉ đồng

Một cú va chạm giữa xe ô tô Honda và chiếc Lexus khiến hãng mẹ phải bồi thường số tiền lên tới gần 5.000 tỷ ...

vu jetstar huy chuyen bay hoan huy chuyen bay duoc boi thuong the nao Bồi thường sai tiền tỉ cho dân, 16 cán bộ tỉnh Sơn La bị truy tố

VKSND tỉnh Sơn La vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 17 bị can về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước ...

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn.

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại đây!

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.