Các cửa khẩu xuất được 55.904 container hàng hóa, nông sản sang Trung Quốc từ khi bùng phát dịch Covid-19

Theo Bộ Công Thương, tính từ khi bùng phát dịch Covid-19 (đầu tháng 2) đến ngày 20/4, tại các tỉnh giáp với Trung Quốc đã xuất khẩu được 55.904 xe, nhập khẩu được 47.997 xe hàng hóa, nông sản, nguyên vật liệu...

Theo cập nhật mới nhất của Bộ Công Thương, các cửa khẩu biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc chỉ còn tồn khoảng 1.700 xe hàng hóa, giảm mạnh so với vài ngày trước.

Các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tồn 108 xe, không tính hàng đông lạnh và Cao Bằng còn tồn 72 xe nông sản. Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu không ghi nhận lượng xe tồn.

Container ùn ứ ở cửa khẩu Tân Thanh giảm mạnh sau khi Trung Quốc khôi phục thời gian thông quan - Ảnh 1.

Container ùn ứ ở cửa khẩu Tân Thanh giảm mạnh sau khi Trung Quốc khôi phục thời gian thông quan. (Ảnh: Bộ Công Thương).

Riêng Lạng Sơn tồn 1.610 xe và toa hàng, tập trung nhiều nhất tại cửa khẩu Tân Thanh, với 734 xe nông sản, hoa quả chờ xuất khẩu.

Tại các cửa khẩu khác như Hữu Nghị, Chi Ma, Cốc Nam và Ga Đồng Đăng, số xe, toa hàng còn tồn lần lượt là 501 xe nông sản, linh kiện điện tử, 362 xe đang chờ xuất khẩu, 4 xe da bò, thức ăn vật nuôi tạm nhập tái xuất và 3 toa đang làm thủ tục nhập khẩu.

Như vậy, lượng hàng hóa tồn ở địa phương này đã giảm khoảng 1.000 xe, ngay sau khi phía Trung Quốc hồi phục lại thời gian thông quan 7 tiếng đồng hồ mỗi ngày, thông quan cả ngày cuối tuần tại cửa khẩu Tân Thanh.

Trước đó, theo báo cáo từ Sở Công Thương Lạng Sơn, tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn khoảng 2.500 phương tiện chở hàng hóa xuất khẩu. Riêng cửa khẩu phụ Tân Thanh đã tồn 1.050 xe.

Tình trạng ùn ứ trên là do phía Trung Quốc siết chặt biên giới để chống dịch Covid-19. Do đó, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có Công điện khẩn báo cáo, đề xuất Thủ tướng xem xét, chỉ đạo tạm dừng tiếp nhận hàng hóa lên cửa khẩu Tân Thanh trong thời gian 15 ngày, thực hiện từ ngày 16/4, để giải phóng số lượng xe hàng còn tồn ở đây.

Dù hiện hoạt động thông quan tại cửa khẩu Tân Thanh đã bình thường trở lại, nhưng cả Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang thắt chặt các biện pháp phòng dịch. Bộ Công Thương vẫn đề nghị các tỉnh, các doanh nghiệp hạn chế đưa hàng lên các cửa khẩu thuộc địa bàn tỉnh Lạng Sơn để xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân tại các cặp chợ trong giai đoạn hiện nay.

Thay vào đó, Bộ đề nghị chuyển nhanh, chuyển mạnh xuất khẩu chính ngạch, do việc thông quan hàng hóa theo hình thức này vẫn được duy trì bình thường.

Bộ Nông nghiệp yêu cầu các địa phương thường xuyên theo dõi sát tình hình sản xuất và lưu thông nông sản ở địa phương, không bị ứ đọng cục bộ, kịp thời thông báo tình hình đến các doanh nghiệp và người sản xuất để chủ động trong điều chỉnh kế hoạch sản xuất và nhu cầu của thị trường tiêu thụ.

Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tăng cường thu mua nông sản nhất là rau củ quả, thủy sản, chế biến phục vụ nhu cầu tiêu thụ, xuất khẩu; khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua, cung ứng thị trường trong nước.

Từ khi bùng phát dịch Covid-19 (đầu tháng 2) đến ngày 20/4, tại các tỉnh giáp với Trung Quốc đã xuất khẩu được 55.904 xe, nhập khẩu được 47.997 xe.

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.