Tù nhân chuyển giới Philippines đọ dáng trong cuộc thi sắc đẹp | |
Giáng sinh trong nhà tù Brazil |
Đa phần tù nhân tại nhà tù bang Arizona, Mỹ, đều có quá khứ bất hảo. Công việc huấn luyện ngựa của họ bắt đầu với việc lắp yên, dọn móng cho những con ngựa vốn tự do chạy nhảy ngoài thiên nhiên và chưa quen tiếp xúc với con người. Chỉ sau vài tuần “làm việc” với nhau, cả tù nhân lẫn ngựa bắt đầu quen dần với cuộc sống bên trong hàng rào. |
Theo Reuters, những con ngựa được lựa chọn huấn luyện trong Chương trình Thuần hoá Ngựa hoang sẽ phục vụ Đội tuần tra biên giới Mỹ. Trong khi đó, việc sử dụng tù nhân được cho là sẽ vừa giúp tiết kiệm chi phí huấn luyện, vừa dạy cho họ những kỹ năng và nhanh chóng tái hoà nhập cuộc sống sau khi ra tù. |
Tù nhân Brian Tierce, 49 tuổi, đã có 5 năm chịu án trong nhà tù bang Arizona vì tội bạo lực gia đình. Brian cho biết mình đã học được rất nhiều điều từ khi huấn luyện ngựa, như tính kiên nhẫn, sự kiên trì, tình thương và sự cảm thông. “Tôi phải trở thành một người biết thoả hiệp, nếu không sẽ không bao giờ hoàn thành được công việc”, Brian cho biết. |
Randy Helm (trái), năm nay 62 tuổi, hiện là giám sát Chương trình Thuần hoá Ngựa hoang tại nhà tù Florance, bang Nam Carolina, cách biên giới Mỹ-Mexico 225km về phía Bắc. Ông cho biết mỗi chương trình huấn luyện ngựa hoang hường kéo dài từ 5 đến 6 tháng. Trong thời gian này, tù nhân sẽ dạy cho ngựa nhớ tên chúng như Billy, Rocky hay Patches, quen với việc đeo yên và thực hiện lệnh di chuyển. |
Randy Helm thường căn dặn tù nhân không được nghiêm khắc mà phải mềm mỏng với những con ngựa. Phương pháp huấn luyện này chú trọng việc khuyến khích và khen thưởng cho mỗi lần chúng biết nghe lời. Tù nhân nào có hành vi đánh ngựa sẽ bị loại Theo Rick Kline, người đang thụ án 7 năm rưỡi vì tội trộm xe, chương trình thực tế dạy họ rất nhiều. Rick hy vọng sẽ áp dụng những kỹ năng này vào việc chăm sóc 2 con của mình khi mãn hạn tù. |
Đa phần tù nhân đều chưa có kinh nghiệm huấn luyện ngựa. Đối với Randy, đây lại là một điều tốt bởi người mới bắt đầu thường đối xử nhẹ nhàng hơn với ngựa. Thành phố Florence bắt đầu chương trình thuần hoá ngựa từ năm 2012. Từ đó đến nay, khoảng 50 tù nhân tham gia chương trình này đã ra tù và không tái phạm tội. Trong khi đó, tỷ lệ tù nhân tái phạm trong vòng 3 năm sau khi ra tù tính toàn nước Mỹ là 68%. “Rất nhiều tù nhân chưa từng có sự gắn kết với người khác, chứ đừng nói đến con vật. Thật thú vị khi nhìn cuộc đời họ thay đổi”, ông Randy chia sẻ. |
Một vài tù nhân là người Mexico, bị bắt do buôn bán ma tuý trái phép. Họ không ngại huấn luyện ngựa để phục vụ cho luật pháp, mà cảm thấy hạnh phúc vì có thể giúp những con vật này không chết đói, chết khát ngoài tự nhiên. |
Việc sử dụng ngựa phục vụ công tác của Đội tuần tra biên giới Mỹ được cho là giải pháp tối ưu giúp chính quyền Mỹ đối phó với số lượng ngựa hoang ngày một tăng. Theo Jason Lutterman, qua chức Cục quản lý đất đai Mỹ, tại phía Tây nước này có khoảng 55.000 con ngựa sống trong môi trường hoang dã. Tuy nhiên, do cchi phí cỏ khô tăng cao và người dân ít quan tâm đến việc nuôi ngựa, Cục chỉ có thể cho bố trí khoảng 2.000 con được nhận nuôi mỗi năm. |
80% trong tổng số 400 con ngựa đang phục vụ Đội tuần tra biên giới Mỹ được thuần hoá tại các bang Arizona, Colorado, Kansas và Nevada. Sau khi được thuần hoá, mỗi con ngựa sau có giá khoảng 500- 800 USD. |
Việc sử dụng ngựa đặc biệt hữu dụng khi cảnh sát đi tuần những khu biên giới xa xôi và hẻo lánh giáp với Mexico, nhằm phát hiện người vượt biên trái phép và kẻ buôn lậu ma tuý. Trên lưng ngựa, các sĩ quan có thể quan sát cả một vùng rộng lớn, điều khó có thể làm được bằng xe hơi. Ngựa có thể di chuyển chắc chắn trên địa hình dốc, lội suối hay không ngần ngại bước qua những con rắn đuôi chuông. |
Sĩ quan Bobby Stine, thuộc Đội tuần tra bằng ngựa ở San Diego, cho biết công việc này khiến anh liên tưởng dến bộ phim Miền Tây Hoang dã (Wild West). Đội tuần tra của Bobby có 28 con ngựa, trong khi đội Tucson ở bang Arizona có đến 130 con. |