Những người tham dự kỳ thi đều có năng lực, kinh nghiệm quản lý nên mức độ cạnh tranh khá “khốc liệt”.
Mới đây, Ủy ban nhân dân quận Hải Châu đã công bố quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng trường trung học cơ sở Nguyễn Huệ.
Thầy Võ Thanh Phước đã vượt qua kỳ thi tuyển và được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng. Ảnh: TT |
Theo đó, thầy Võ Thanh Phước, Phó Hiệu trưởng trường trung học sơ sở Tây Sơn đã trúng tuyển chức danh Hiệu trưởng trường trung học sơ sở Nguyễn Huệ.
Thầy Phước là 1 trong 6 thí sinh trải qua kỳ thi tuyển chức danh Hiệu trưởng trường trung học sơ sở Nguyễn Huệ diễn ra từ ngày 16 đến 24/1.
Trong số những ứng viên dự tuyển lần này, thầy Phước là người trẻ nhất khi chỉ mới 36 tuổi, có trình độ đại học.
Ít ai biết rằng, chỉ cách đây hơn 4 năm, thầy Phước cũng chỉ là giáo viên giảng dạy tại một trường trung học cơ sở trên địa bàn.
Năm 2013, thầy tham dự kỳ thi tuyển chức danh Hiệu phó do Ủy ban nhân dân quận Hải Châu tổ chức.
“Kỳ thi lần đó có 11 giáo viên tham gia. Lần đó, mình trúng tuyển Hiệu phó và được phân về công tác tại trường trung học cơ sở Tây Sơn”.
Thầy Phước chia sẻ thêm, việc tham dự kỳ thi tuyển Hiệu trưởng lần này không phải vì chức danh này nọ mà chỉ muốn thi để tự khẳng định mình.
“Mình muốn thi để tiếp tục cống hiến ở một vai trò mới và một môi trường mới. Và trên cương vị mới, mình sẽ có thêm cơ hội để thực hiện những ý tưởng của mình nhằm góp phần phát triển ngành giáo dục”, thầy Phước chia sẻ.
Áp lực là sắp đến của tân Hiệu trưởng là phải duy trì chất lượng dạy – học của trường Nguyễn Huệ. Bởi đây là một trong những ngôi trường có chất lượng cao của thành phố.
Đánh giá về kỳ thi tuyển, thầy Phước cho rằng, kỳ thi đã diễn ra công bằng, dân chủ. Mọi người đều được đối xử như nhau, không hề có sự thiên vị hay ưu đãi nào.
Và về lâu dài, nên chọn phương án thi tuyển chức danh lãnh đạo thay cho việc bổ nhiệm như trước đây.
“Theo mình, nếu các thầy cô xét thấy mình đủ điều kiện, tự tin thì nên đăng ký tham gia để tự khẳng định mình. Bởi một lần thi tuyển là một lần trãi nghiệm”.
Thầy Phước lấy ví dụ trong kỳ thi vừa rồi, ứng viên học bài để dự thi thì phải lục tìm lại những tài liệu trước đây để đọc lại. Qua đó, sẽ thấy rõ được nhiều vấn đề về kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà lâu nay bị quên lãng.
“Các bạn đi thi chưa chắc đã đậu nhưng chính công tác chuẩn bị tài liệu thi, lên đề án… lại giúp ích được nhiều.
Bởi trong đó có nhiều văn bản về luật, giáo dục, cải cách đổi mới… Khi mình đọc thì có thể áp dụng vào thực tiễn chứ không phải là thi phải đạt được vị trí này, vị trí kia”, thầy Phước cho hay.
Cũng bắt đầu xuất phát từ một từ giáo viên có kinh nghiệm và thành tích giảng dạy nổi bật, cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt đã tham gia thi tuyển và được bổ nhiệm vào chức danh Hiệu phó trường tiểu học Phù Đổng.
Sau vài năm công tác tại đây, năm 2013, cô đã vượt qua kỳ thi tuyển lần thứ hai để được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường tiểu học Núi Thành (Đà Nẵng).
Nhớ lại những ngày miệt mài chuẩn bị kiến thức, đề án để dự thi, cô Nguyệt kể: “Ngày đó, mình có nhiều mong muốn được cống hiến cho giáo dục. Khi mình làm Hiệu phó thì những ý tưởng của mình không được thực hiện như ý của mình.
Bởi dù sao Hiệu trưởng cũng là chủ trường, chủ tài khoản… mới có khả năng thực hiện, còn Hiệu phó thì chủ yếu làm công tác chuyên môn thôi. Mà những ý tưởng của mình muốn cho giáo dục phát triển thì khó được thực thi”.
Với suy nghĩ đó, cô Nguyệt tham gia kỳ thi với ước muốn là biến những ý tưởng của mình thành hiện thực. Và xem đó như là một cách thử sức của mình.
“Kỳ thi đã mang lại cho mình thêm nhiều kỹ năng. Ví dụ như khi làm đề án thì nó giúp cho mình thấy được tổng thể của một trường học như thế nào.
Khi thi viết thì nắm lại các điều luật về giáo dục, cán bộ… đó cũng là nền tảng để mình làm việc sau này.
Còn khi trình bày đề án thì nó giúp mình xử lý tình huống, đối đáp hợp lý, rành mạch…”, cô Nguyệt nói.
Nhận xét về phương án thi tuyển lãnh đạo, cô Nguyệt chia sẻ thêm: “Theo mình thì phương án thi tuyển sẽ tốt hơn.
Nếu một hội đồng thi tuyển công tâm thì tốt hơn rất nhiều. Vì anh muốn thi tuyển phải đạt 3 năm làm Hiệu phó, được vào diện cán bộ nguồn, đó là tiêu chí cứng rồi.
Còn nếu muốn được vào nguồn thì phải được Hội đồng sư phạm ở dưới trường phục mới đưa vào. Khi đưa vào thì năng lực đã được khẳng định phần nào. Và khi vào dự thi thì như gạo trên sàng. Người ta chọn ra một người đủ tầm thì phải thi tuyển”.
Cũng theo cô Nguyệt, điều cốt yếu là Hội đồng thi tuyển phải công tâm mới chọn ra những người có đủ tâm, đủ tầm.
Bởi thực tế có nhiều Hiệu phó dù qua thi tuyển thì cũng không làm được việc. Bản thân những người này từ giáo viên lên nên chưa quen với công tác quản lý. Phải mất một thời gian thì họ mới làm quen được với công việc mới.
Chấm dứt hợp đồng với giáo viên tiếng Anh xúc phạm Tướng Giáp, cợt nhả U23 Việt Nam
Đã có trung tâm dạy ngoại ngữ chấm dứt hợp đồng lao động với các giáo viên người nước ngoài có những phát ngôn cợt ... |
Du lịch 17:18 | 10/01/2020
Du lịch 16:15 | 10/01/2020
Du lịch 06:59 | 10/01/2020
Du lịch 18:41 | 09/01/2020
Du lịch 10:29 | 09/01/2020
Du lịch 14:48 | 08/01/2020
Du lịch 17:26 | 07/01/2020
Du lịch 10:55 | 07/01/2020