Mới đây, cư dân mạng xôn xao về hình ảnh và clip được cho là bắt quả tang mua bán mại dâm. Sau khi được đăng tải, hình ảnh và clip này đã được chia sẻ với tốc độ chóng mặt.
Nhìn nhận vấn đề này dưới góc độ các quy định hiện hành, việc mua bán dâm là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, theo luật hình sự thì người mua bán dâm không bị coi là tội phạm.
Ảnh minh họa. |
Người có hành vi bán dâm chỉ bị xử phạt theo Nghị định số 167/2013 của Chính phủ (xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội…).
Cụ thể, theo khoản 1 Điều 23 nghị định thì phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng người bán dâm. Nếu bán dâm cho nhiều người cùng một lúc thì bị phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng theo khoản 2.
Cạnh đó, một điểm nhân văn là Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm như trước đây. Việc xử phạt người mua bán dâm luật cũng không quy định phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Có nghĩa là dù có bị xử phạt thì họ vẫn được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị bạo lực, truy bức hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
BLDS 2015 thì quy định rõ việc sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của người khác để đăng báo hoặc tải lên mạng xã hội mà không có sự đồng ý của người có hình ảnh là xâm phạm quyền cá nhân đối với hình ảnh. Theo đó, người bị xâm phạm có quyền khởi kiện yêu cầu phải thu hồi, chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại.
Về hành chính, khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013 của Chính phủ cũng quy định phạt tiền với các hành vi: Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích; cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín nhân phẩm của người khác.
Khoản 1 Điều 155 BLHS 2015 (tội làm nhục người khác) thì quy định nếu xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ đến ba năm.
Ngoài ra, Điều 326 Bộ luật hình sự quy định về Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy như sau:
Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi truỵ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB); Sách in, báo in có số lượng từ 50 đơn vị đến 100 đơn vị; Ảnh bản giấy có số lượng từ 100 ảnh đến 200 ảnh; Phổ biến cho 10 người đến 20 người; Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm: Có tổ chức; Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 05 gigabyte (GB) đến dưới 10 gigabyte (GB); Sách in, báo in có số lượng từ 51 đơn vị đến 100 đơn vị; Ảnh bản giấy có số lượng từ 201 ảnh đến 500 ảnh; Phổ biến cho 21 người đến 100 người; Đối với người dưới 18 tuổi; Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; Tái phạm nguy hiểm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm: Dữ liệu được số hóa có dung lượng 10 gigabyte (GB) trở lên; Sách in, báo in có số lượng 101 đơn vị trở lên; Ảnh bản giấy có số lượng 501 ảnh trở lên; Phổ biến cho 101 người trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 5 năm.
Tuy vậy, trong trường hợp này, nạn nhân phải có đơn đề nghị xử lý người đã tung ảnh, clip theo pháp luật do đây thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại.
Có thể thấy rất nhiều cách thức để những người bị bêu xấu quá lố bảo vệ quyền nhân thân, uy tín, danh dự như đã nói ở trên. Chỉ có điều hành vi bán dâm trước đó được coi là trái với đạo đức xã hội nên có lẽ họ sẽ không yêu cầu xử lý vì họ sợ “được vạ thì má đã sưng”.
Tuy nhiên, cũng không vì vậy mà những người dùng mạng Internet cho rằng mình bêu đúng, đừng tùy tiện ban cho mình quyền xúc phạm quyền nhân thân của người khác. Bởi mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội cần tôn trọng và thực hiện đúng để quyền con người, quyền công dân được bảo đảm.
Hỏi đáp pháp luật: Tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, mua chung cư có được nhập hộ khẩu Hà Nội?
Hỏi đáp pháp luật ngày 13/11 có những vấn đề nổi bật sau: Thế nào là lao động chính trong gia đình để tạm hoãn ... |
Tin tức pháp luật: Các bị cáo đọc cáo trạng bằng 'công nghệ cao', bà chủ nhà mất mạng sau khi mắng người thuê trọ
Tin tức pháp luật hôm nay, 13/11, gồm có: Các bị cáo trong vụ đánh bạc nghìn tỉ đọc cáo trạng bằng 'công nghệ cao', ... |
Nhân viên massage bán dâm giá một triệu đồng
Khi khách vào massage, các nữ nhân viên tại Đồng Nai sẽ gợi ý kích dục hoặc quan hệ tình dục tại chỗ. |
Cô gái trẻ đẹp 'bán thân' rồi môi giới bán dâm với giá 2 triệu đồng/giờ
Không những trực tiếp bán thân, cô gái 9x còn môi giới cho bạn cùng bán dâm với giá 2 triệu đồng/giờ... |