Từ vụ sửa điểm thi ở Hà Giang: Chúng ta đang dạy con cái gì?

Từ vụ sửa điểm thi ở Hà Giang, chúng ta đang dạy con rằng lòng tự trọng hay sự trung thực đều là những thứ không quan trọng.

Từ vụ sửa điểm thi ở Hà Giang, chúng ta đang dạy con về sự dối trá và gian lận. Rằng con có thể cứ làm những việc đáng xấu hổ mà không cần phải xấu hổ với chính bản thân mình.

Từ vụ sửa điểm thi ở Hà Giang, chúng ta đang dạy con rằng cánh cửa đại học là cái đích cuối cùng, bằng mọi giá phải đạt được. Chúng ta quên rằng cánh cửa đại học không phải là đích đến mà là khởi đầu của cuộc hành trình, rằng sau đó con sẽ phải cố gắng, học hỏi và trải nghiệm. Chúng ta đã dạy con tư duy như thế, để rồi 4 năm đại học trôi qua chẳng để lại gì ngoài những cuộc vui chơi thâu đêm suốt sáng, hoặc không thì học và sống một cách vật vờ không mục đích, không phương hướng. Vì mục tiêu đã đạt được rồi, cớ gì phải cố gắng nữa?

tu vu sua diem thi o ha giang chung ta dang day con cai gi
Chúng ta sẽ dạy con cái gì?

Từ vụ sửa điểm thi ở Hà Giang, chúng ta đang dạy con về sự ỷ lại, vô trách nhiệm với chính bản thân con, rằng con “đừng lo, có bố mẹ ở đây rồi, sẽ sẵn sàng trải thảm hoa hồng cho con đi”. Con không phải là con, con chỉ là một “con rối” không hơn không kém.

Từ vụ sửa điểm thi ở Hà Giang, chúng ta đang dạy con rằng lòng tự trọng hay sự trung thực đều là những thứ không quan trọng, không hề quan trọng bằng điểm số và thành tích.

Từ vụ sửa điểm thi ở Hà Giang, chúng ta đang dạy con rằng “con chỉ là trang sức của bố mẹ”. Từ khi con còn bé, chúng ta ganh đua với nhau về cân nặng, chiều cao của con. “Con tôi 1 tuổi đã biết đi, hơn 1 tuổi đã biết nói, hơn con nhà chị rồi nhé”. Con lớn hơn, vào lớp 1, bậc làm cha mẹ như chúng ta lại bước vào cuộc đua “tầm cao mới”. “Con tôi học trường này, trường nọ, con tôi luyện thi chữ đẹp, luyện làm toán sớm, học tiếng Anh sớm, con tôi là nhất…”

Chúng ta đâu coi con là một cá thể độc lập có tư duy, suy nghĩ, có lòng tự trọng, mà chúng ta coi con là thứ trang sức để phô ra với thế giới rằng: “Đây là con tôi đấy, cháu nó học trường này trường nọ, tôi có quyền tự hào và hãnh diện về nó”. Nhưng nếu không may con “kém cỏi” (trong định nghĩa của bố mẹ) thì bố mẹ dễ dàng mắng vào mặt con rằng: “Mày làm bố mẹ mất mặt, bố mẹ xấu hổ với họ hàng, làng xóm khi có đứa con như mày”. Thế mới có chuyện con đỗ đại học là cả nhà, cả làng ăn mừng linh đình, bố mẹ vì thế mà “nở mày nở mặt”.

tu vu sua diem thi o ha giang chung ta dang day con cai gi
Bé thì đua chiều cao, cân nặng, lớn thì đua thành tích, điểm số.

Chúng ta coi học giỏi là tất cả, điểm số là trên hết, con chỉ cần học giỏi, không cần quan tâm việc gì khác. Thế nên mới có những “em bé” trong hình hài người lớn, 17-18 tuổi vẫn chờ bố mẹ gọi “mời cơm”, dễ tổn thương, luôn ngô nghê, ngơ ngác và thiếu các kỹ năng xã hội. Chính là lỗi của bố mẹ, chứ chẳng phải ai khác khi đang đào tạo ra những con gà công nghiệp, những con robot vô cảm và những “chiến binh thi cử”.

Và cũng chính là lỗi của bố mẹ, khi luôn đau đáu nuôi dạy con thế nào, làm sao con thành tài, con nên người nhưng lại quên không “dạy dỗ” chính mình trước. Trẻ là tấm gương phản chiếu của bố mẹ. Bố mẹ dối trá sẽ tạo nên những đứa trẻ dối trá, bố mẹ gian lận sẽ tạo ra những đứa trẻ gian lận, bố mẹ không có lòng tự trọng ắt sẽ tạo nên những đứa trẻ mơ hồ về khái niệm tự trọng.

tu vu sua diem thi o ha giang chung ta dang day con cai gi
Ngừng coi con là trang sức chính hiệu, ngừng coi con là thứ hào quang để bố mẹ khoe khoang.

Con cần phải biết xấu hổ với chính mình về những việc mình đáng ra không nên làm, chứ không phải đợi đến khi người khác biết, mới cảm thấy xấu hổ. Đó mới là bài học đỉnh cao về lòng tự trọng và sự cân bằng tự thân.

Ngừng coi con là trang sức chính hiệu, ngừng coi con là thứ hào quang để bố mẹ khoe khoang, ngừng tham gia vào những cuộc đua điểm số, thành tích bởi chúng ta chỉ sống có một lần và cũng chỉ có cơ hội nuôi dạy con một lần duy nhất trong đời.

Chúng ta sẽ để lại cho con cái gì? Điểm số và thành tích ư? Không! Chúng ta cần phải để lại cho con những thứ không thể mua được. Đó là lòng tự trọng, sự trung thực, sự trách nhiệm, sự tự tin, bản lĩnh và nhân hậu.

Xin mượn tạm lời của tác giả Linda Dobson – nổi tiếng với những cuốn sách nuôi dạy con thay cho lời kết: “Ngay từ khi con bạn chào đời, chúng đã học được từ cha mẹ cách sống và học tập. Quá trình ấy được khởi động ngay từ giây phút đầu tiên bạn mỉm cười và trò chuyện với con. Chính cuộc sống hàng ngày sẽ dạy chúng những bài học chất lượng nhất về sự hoà thuận gia đình và những giá trị tốt đẹp. Tất cả những thứ đó, bạn không thể dùng tiền mua được.”

XEM THÊM

tu vu sua diem thi o ha giang chung ta dang day con cai gi Công thức khiến trẻ kém thông minh, thậm chí càng ngày càng tụt hậu

Bố mẹ đang vô tình khiến trẻ kém thông minh, kém phát triển đi bằng những thói quen và lầm tưởng sau.

tu vu sua diem thi o ha giang chung ta dang day con cai gi 5 trò chơi thú vị, 'cai nghiện tivi' cho bé thành công

Trang TheDadLab giới thiệu 5 trò chơi thú vị, đảm bảo bé sẽ thích mê và "cai nghiện" tivi thành công.

tu vu sua diem thi o ha giang chung ta dang day con cai gi Khác biệt giữa trẻ xem tivi nhiều và trẻ ít xem tivi khiến nhiều phụ huynh suy nghĩ

Loạt tranh so sánh sự khác biệt giữa trẻ hay xem tivi và ít xem tivi sẽ khiến nhiều bậc phụ huynh phải suy nghĩ.

tu vu sua diem thi o ha giang chung ta dang day con cai gi Boomerang hay mũi tên: Bạn là kiểu phụ huynh nào?

Boomerang hay mũi tên? Hãy dũng cảm lựa chọn vì một tuổi già được nghỉ ngơi.

tu vu sua diem thi o ha giang chung ta dang day con cai gi 'Đây là nhà của bố và con đang ở nhờ mà thôi'

Sự phân định rất rõ ràng giữa trách nhiệm, tình thương, và sự nuông chiều làm cho con người ta không thể tìm thấy nổi ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.